Chiến lược hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 29 - 30)

Chiến lược phát triển là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng trong một giai đoạn nhất định của NHCSXH nhằm mục tiêu phát triển[31].

Một đặc điểm nổi bật của các NHCSXH là nguồn vốn hoạt động ban đầu đều được Chính phủ cấp để thực thi các chính sách của Chính phủ đối với kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, sự trợ cấp này sẽ thay đổi (thường là theo hướng giảm dần) khi các Chính phủ thay đổi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Chính vì vậy, việc xây dựng được một chiến lược hoạt động (bao gồm chiến lược cho vay khách hàng, chiến lược marketing, …,đặc biệt là chiến lược huy động vốn) đóng vai trò vô cùng quan trọng để NHCSXH phát triển tự vững trong tương lai. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng phát triển hoạt động của NHCSXH. Chiến lược phát triển đúng đắn giúp NHCSXH đưa ra các kế hoạch và giải pháp

cụ thể cho việc phát triển hoạt động, dựa trên nguồn nhân lực và vật lực sẵn có, cũng như tiềm năng huy động nguồn lực của tổ chức đó. Sự phát triển của bất kỳ hoạt động nào cũng đỏi hỏi phải được soạn thảo và vận hành dựa trên chiến lược phát triển chung của ngân hàng.

Một chiến lược hoạt động rõ ràng với những lộ trình phát triển hoạt động cụ thể là một minh chứng quan trọng chứng minh cho sự bền vững của bất cứ một tổ chức nào. Đối với các NHCSXH thì chiến lược hoạt động đóng vai trò quyết định trong việc thu hút sự tài trợ về vốn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w