- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao
3.2.7. Nâng cao tiềm lực tài chính
Nâng cao tiềm lực tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của NHCSXH thông qua hình thức huy động vốn trên thị trường trong nước và quốc tế, giảm thiểu những khó khăn trong việc cấp bù từ NSNN.
Tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở căn bản để NHCSXH tăng cường uy tín, mở rộng và nâng cao chất lượng cho các hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động huy động vốn. NHCSXH cần chú ý lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính một cách nhanh chóng và căn bản trong thời gian sớm nhất có thể. Các giải pháp cụ thể để tăng cường tiềm lực tài chính bao gồm:
- Tăng quy mô vốn điều lệ:
Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng vốn điều lệ cho một tổ chức tài chính, như: cấp bổ sung vốn, cổ phần hóa (đối với các tổ chức tài chính thuộc sở hữu nhà nước), phát hành trái phiếu dài hạn, phát hành trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác, đánh giá lại giá trị tài sản cố định và chứng khoán đầu tư; kêu gọi các cổ đông hiện tại góp thêm vốn, yêu cầu các nhà tài trợ bổ sung thêm vốn điều lệ đối với trường hợp các NGOs; tăng phần lợi nhuận để lại.
Với đặc thù của mình, NHCSXH hiện nay có thể tăng vốn điều lệ thông qua các biện pháp sau : Cấp bổ sung vốn, phát hành trái phiếu dài hạn, yêu cầu các nhà tài trợ bổ sung thêm vốn điều lệ, và tăng phần lợi nhuận để lại.
Dựa trên tình hình thực tế hiện nay, giải pháp khả khi đối với NHCSXH là được Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ. Kinh nghiệm của hầu hết các ngân hàng cho thấy, đây là cách làm hiệu quả và nhanh chóng nhất để giúp cho NHCSXH chuẩn bị các điều kiện vật chất, công nghệ cần thiết, mở rộng quy mô hoạt động cần thiết, đảm bảo bảo các tỷ lệ an toàn và nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đặc biệt, do vai trò quan trọng của NHCSXH đối với sự phát triển kinh tế nông thôn,
đặc biệt là kinh tế của các vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn, giải pháp tăng vốn từ cấp bổ sung ngân sách càng trở nên quan trọng. Giải pháp này nằm trong tầm thực hiện của Việt Nam ngay trong ngắn hạn
- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng
Hiện nay, theo báo cáo của NHCSXH thì tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ tương đối thấp (xấp xỉ 2%). Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ này chưa phản ánh chính xác số nợ quá hạn của các chương trình tín dụng mà NHCSXH đang triển khai thực hiện vì phần lớn số nợ quá hạn được NHCSXH chuyển sang nợ khoanh, hoặc nợ xóa. Như vậy, NHCSXH cần phải đánh giá trung thực về các khoản nợ, bản chất và khả năng thu hồi trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ của kinh tế thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Có như vậy NHCSXH mới quản lý tốt nguồn vốn của mình, chống thất thoát vốn.
- Thành lập quỹ bù đắp lãi suất
Do đối tượng phục vụ của NHCSXH là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những thay đổi của thời tiết, biến động của thị trường hay các điểu chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Do đó, họ cần sự hỗ trợ của ngân hàng để có thể tái sản xuất, chăn nuôi để mong giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Nhưng muốn vậy họ cần có thêm vốn từ NHCSXH, vì họ không thể vay vốn với lãi suất thị trường. Nhưng phần lớn nguồn vốn của NHCSXH do NSNN cấp bổ sung và cấp bù chênh lệch lãi suất. Vốn huy động của NHCSXH lại bị giới hạn bởi số cấp bù chênh lệch lãi suất mà Bộ tài chính tính từ đầu năm nên NHCSXH không thể huy động vượt quá số được cấp bù. Khi người nghèo gặp phải những rủi ro không dự báo được thì NHCSXH sẽ không đủ vốn để giải ngân cho người dân. Chính vì lẽ đó, bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ trong việc tăng vốn điều lệ hay quản lý tốt số nợ quá hạn của ngân hàng thì việc thành lập quỹ bù đắp lãi suất để dùng khi cần thiết cũng là một biện pháp giúp NHCSXH tự nâng cao tiềm lực tài chính cho mình. Quỹ này có thể do NSNN cấp hàng năm theo một tỷ lệ phần trăm trên số
được cấp bù chênh lệch lãi suất và cũng có thể cho NHCSXH trích một phần từ số lãi thu được vào quỹ này với tính chất như một nguồn trích lập phòng ngừa rủi ro trong dài hạn.
Khi giải pháp này được thực hiện có hiệu quả, tiềm lực tài chính của NHCSXH sẽ được tăng cường ngày một mạnh mẽ. NHCSXH sẽ có khả năng tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường vốn trong nước và quốc tế. Kinh nghiệm từ việc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường vốn trong nước và quốc tế thông qua việc hàng năm phát hành trái phiếu của ngân hàng phát triển NRW, CH Liên bang Đức đã cho thấy với sự đảm bảo của Chính phủ đối với hoạt động của NHCSXH và tiềm lực tài chính đủ mạnh NHCSXH có thể thực hiện thành công hoạt động huy động vốn thông qua thị trường vốn quốc tế.