Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 80 - 83)

- Tiền gửi 2% của các TCTD dụng

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước như: quy định về cấp bù chênh lệch lãi suất, quy định về chi phí quản lý và quy định về mức lãi suất huy động đối với NHCSXH còn nhiều điểm chưa hợp lý, cụ thể như sau :

Thứ nhất, cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Bộ tài chính với NHCSXH còn một số điểm chưa phù hợp và không mang tính tích cực đối với tình hình hoạt động thực tế của NHCSXH, cụ thể là: Việc cấp bù chênh lệch lãi suất căn cứ vào tình hình huy động vốn thực tế, huy động với lãi suất cao thì bù cao, huy động lãi suất thấp thì bù thấp do đó không có tác dụng khuyến khích, động viên các đơn vị tích cực trong việc tìm kiếm các nguồn vốn rẻ để giảm thấp chi phí trả lãi

NHCSXH được chi phí quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi, trong khi đó các NHTM chi phí cho quảng cáo tiếp thị và khuyến mãi rất lớn, vì vậy công tác huy động vốn của NHCSXH gặp nhiều khó khăn, NHCSXH luôn ở trong tình trạng đi vay ngắn hạn các NHTM để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn, hoặc quy định về chi quản lý công vụ bình quân một năm không quá 21 triệu đồng trên một cán bộ, không tính đến các yếu tố có thay đổi như quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng, năng suất lao động…

Thứ hai, hiện nay hoạt động của NHCSXH bị phụ thuộc rất lớn vào cấp bù từ NSNN nên nguồn vốn huy động của NHCSXH còn bị hạn chế về quy mô và cơ cấu, đồng thời công tác huy động vốn ở thế bị động còn thể hiện ở những mặt sau:

+ Nguyên tắc huy động chưa linh hoạt không chủ động do NHCSXH chỉ thực hiện huy động theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn không phải trả lãi, nguồn vốn có lãi suất thấp.

Kế hoạch các nguồn vốn huy động hàng năm của NHCXH phải được Bộ Tài chính phê duyệt nên khi gặp phải khó khăn về nguồn vốn, NHCSXH cần phải huy động vốn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay thì việc đi huy động vốn của NHCSXH không được chủ động, không kịp thời nắm bắt được cơ hội khi có nguồn vốn.

+ Lãi suất huy động chưa hấp dẫn thị trường, cứng nhắc: Nếu là trường hợp huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước, huy động tiết kiệm của người nghèo, vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước: lãi suất huy động vốn tối đa không quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM Nhà nước trên cùng địa bàn (không tính đến các ngân hàng cổ phần). Trong khi NHCSXH ra đời sau chưa được nhiều người biết đến lại cộng thêm với việc chưa có các hình thức quảng cáo, khuyến mại nên khó có thể cạnh tranh được với các NHTM khác.

Các trường hợp vay vốn khác cũng như vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài đều do Bộ Tài chính quy định mức lãi suất hoặc phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

+ Quy mô huy động phụ thuộc vào hạn mức chỉ tiêu: Mức cấp bù chênh lệch lãi suất được xác định trên cơ sở lãi suất hoà đồng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn không phải trả lãi) với lãi suất cho vay bình quân, vì vậy: với mức cấp bù đã xác định trước NHCSXH không thể huy động nhiều hơn số tương ứng được cấp bù, ngay cả trong một số trường hợp NHCSXH có đủ điều kiện thực hiện huy động vốn. Từ đó gây ra sự lãng phí năng lực của ngân hàng và không khai thác hết vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Thứ ba: Theo quyết định của Chính phủ, chính sách cho vay của NHCSXH là cung cấp vốn với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại tới các đối tượng hưởng lợi. Điều này đã dẫn đến một thực tế là NHCSXH không thể trang trải đủ các chi phí hoạt động của ngân hàng. Chỉ xét trên con số hiện thực, lãi suất trung bình cho vay ưu đãi hiện nay của NHCSXH khoảng 0.65%/tháng, trong khi đó lãi suất huy động của các trung gian tài chính trên thị trường đối với loại tiền gửi dưới 12 tháng lại dao động trong khoảng 0,7 - 0,9%/tháng. Chính vì vậy hoạt động của NHCSXH phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cấp bù từ NSNN. Điều này dẫn đến tâm lý thụ động, ỷ lại vào nguồn vốn nhà nước, không phát triển hoạt động huy động vốn khác.

* *

*

Trong giai đoạn 2003 -2008, NHCSXH Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển hoạt động huy động vốn. Tuy vậy, phải khẳng định rằng hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển so với tiềm năng, và so với yêu cầu của quá trình mở cửa hội nhập hiện nay. Các hình thức huy động vốn hiện tại của NHCSXH còn kém đa dạng, chi phí huy động còn cao, quy mô nguồn vốn huy động nhỏ.

Những lý do chủ quan chính của các yếu kém trên là do nhận thức về phát triển hoạt động huy động vốn chưa rõ ràng, các hình thức huy động vốn kém đa dạng, tiềm lực tài chính yếu, chiến lược phát triển hoạt động nói chung và chiến lược phát triển hoạt động huy động vốn nói riêng chưa cụ thể và chưa được đầu tư đúng mức, mô hình tổ chức chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực giới hạn, năng lực quản lý điều hành còn thấp. Tuy vậy, các nguyên nhân khách quan cũng đóng vai trò quan trọng gây ra những hạn chế trong phát

triển hoạt động huy động vốn của NHCSXH Việt Nam. Các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước như: quy định về cấp bù chênh lệch lãi suất, quy định về chi phí quản lý và quy định về mức lãi suất huy động đối với NHCSXH còn nhiều điểm chưa hợp lý. Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan khác cũng khiến cho hoạt động của NHCSXH gặp nhiều thách thức.

Những phân tích và tổng kết trên là cơ sở cho các giải pháp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w