KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 35 - 36)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Vấn đề đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó xu thế phát triển bền vững là xu thế chủ đạo của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tới. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với hầu hết các nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay là đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo nhằm phát triển bền vững.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương về xóa đói giảm nghèo: “… phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo…” Thực hiện chủ trương trên của Đảng, trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, như giao cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơ me sống tập trung (1986 -2002), thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (1993 - 1994), tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1995 - 2002). Từ kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện và tổ chức hoạt động của Ngân hàng Chính sách, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày

04/10/2002 thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 09 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH và Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 21/01/2003 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.

Quá trình đi từ Quỹ cho vay ưu đãi người nghèo (1993-1994) đến Ngân hàng phục vụ người nghèo (1995-2002) và NHCSXH ngày nay là quá trình liên tục tìm tòi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Trải qua kinh nghiệm 15 năm hoạt động trước đây và thực tiễn hoạt động 5 năm qua đã khẳng định phương thức tín dụng xóa đói giảm nghèo và mô hình tổ chức của NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta.

NHCSXH ra đời đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Việc ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng Nhà nước, đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 35 - 36)