Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 106 - 109)

- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ hoạt động nào thì nhân lực bao giờ cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu và quyết định đến kết quả hoạt động của tổ chức đó. Phát triển hoạt động huy động vốn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để góp phần nâng cao hiệu quả phát triển hoạt động huy động vốn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng đến chất lượng của các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực hiện tại là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển hoạt động của NHCSXH Việt Nam. Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài để nâng cao năng lực, vẫn gặp vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt các nhà quản lý và đội ngũ cán bộ các chi nhánh vùng sâu vùng xa. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các đối tượng được đào tạo nên tập trung vào (i) các cán bộ liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tài chính ở tất cả các cấp (như cán bộ tín dụng, kế toán, cán bộ huy động vốn…), và (ii) đội ngũ lãnh đạo, tập trung vào ban giám đốc.

Hiện nay, NHCSXH đã thành lập Trung tâm đào tạo, và các cơ sở đào tạo tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên chương trình đào tạo chỉ mang tính nội bộ, chưa có sự liên kết với các chương trình đào tạo bên ngoài của các tổ chức khác. Điều này dẫn đến hiệu quả đào tạo chưa cao.

NHCSXH nên tận dụng các khóa đào tạo hiện có của Ngân hàng thế giới WB, Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á ADBI, Nhóm tư vẫn hỗ trợ người nghèo CGAP, Quỹ phát triển vốn của Liên hiệp quốc UNDCF, tổ

chức lao động quốc tế ILO, Microsave Africa, …. và các tổ chức khác đã thiết kế; địa phương hóa các bài tập tình huống cho phù hợp với Việt Nam. Theo kinh nghiệm quốc tế, các chương trình quan trọng bao gồm:

- Phương pháp cho vay, tín dụng cơ bản, phân tích khách hàng, quản lý nợ quá hạn

- Kế toán cơ bản

- Kiểm toán và kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính tổ chức

- Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới - Kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) - Quản lý rủi ro

Trong các chương trình trên, chương trình nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng đối với công tác phát triển hoạt động huy động vốn.

Để việc đào tạo thành công, cần thực hiện đào tạo đi đôi với thực hành. Việc đào tạo nên thông qua nhiều hình thức thích hợp, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô khác khác.

NHCSXH nên tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo hướng tập trung và chuyên sâu theo từng loại hình dịch vụ. Muốn vậy phải xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể.

Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa cần áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ để có thể khai thác và sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Xây dựng qui trình tuyển dụng cán bộ, xây dựng qui trình đánh giá xếp loại lao động theo chất lượng công việc để từ đó gắn với đào tạo, gắn với sắp xếp cán bộ và gắn với định biên cho phù hợp.

Bên cạnh đó, cần có chiến lược thu hút nhân tài cụ thể. Có chính sách rõ ràng trong việc tuyển dụng cũng như công tác đào tạo ban đầu sau khi

tuyển dụng. Nên mở những lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ mới, đồng thời thường tổ chức tập huấn cho các cán bộ đang công tác để cập nhập các chương trình mới. NHCSXH nên có những buổi hội thảo, mời giảng viên hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đến giảng dạy cũng như trao đổi, thảo luận nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà cán bộ gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình. Để làm được điều này, NHCSXH cần có một chiến lược tiếp cận và tạo được mối quan hệ với các trường đại học có giảng dạy về nghiệp vụ ngân hàng cũng như các NHTM hoạt động trong thời gian dài có hiệu quả và thành công lớn. Trong những năm tới, NHCSXH phải tiếp tục coi trọng giải pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, để ngân hàng tiếp tục phát triển tạo một diện mạo mới cho ngân hàng trên 3 yếu tố chủ chốt: vốn, công nghệ thông tin và con người.

Trong những năm tới việc đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ phải được thực hiện theo các chuyên đề khác nhau vào các tháng hoặc các quý trong năm. Sau đó có tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập và coi đây là việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải thường xuyên được duy trì và nâng cao về chất, NHCSXH có thể xem xét lựa chọn các cán bộ giỏi, có phẩm chất và năng lực để đưa ra nước ngoài đào tạo.

Thực hiện tốt các giải pháp này, NHCSXH sẽ xây dựng được một lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ chuyên sâu về phát triển hoạt động huy động vốn cho ngân hàng có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cao, thường xuyên cập nhất kiến thức mới và có khả năng cống hiến cho các hoạt động khác của ngân hàng.

Với nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững đối với hoạt động của NHCSXH và khắc phục các hạn chế trong những năm

qua tại NHCSXH.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w