GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 83 - 86)

- Tiền gửi 2% của các TCTD dụng

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

3.1.1. Mục tiêu phát triển của NHCSXH đến năm 2020

3.1.1.1. Mục tiêu tổng thể

NHCSXH phấn đấu đến năm 2020 có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kênh tín dụng chính sách theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; là một tổ chức tài chính Nhà nước có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính; phát huy vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển hệ thống tài chính vi mô trên mọi miền đất nước, đặc biệt là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đối với vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, giữa các vùng trong nước, giữa thành thị và nông thôn; góp phần duy trì hợp lý khoảng cách giàu nghèo trong sự phát triển nền kinh tế công nghiệp hoá, mở cửa và hội nhập; góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng thể nêu trên, NHCSXH đề ra mục tiêu cụ thể là kiên trì phấn đấu nâng cao vị thế của NHCSXH ở trong và ngoài nước để trở thành một đơn vị ngân hàng lớn mạnh đạt 4 tiêu chí chất lượng sau đây:

Một là, một định chế tài chính Nhà nước đủ mạnh, thực sự là một công cụ tài chính tin cậy của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện kênh tín dụng chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Hai là, một tổ chức tài chính hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ tài chính phục vụ chính sách xã hội và các khách hàng sản xuất quy mô nhỏ, cực nhỏ chưa có đủ điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thương mại; do đó phải không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng hiện đại, với mức độ hỗ trợ khác nhau, đa dạng, thiết thực và có hiệu quả.

Ba là, một đối tác tin cậy hoà nhập với cộng đồng quốc tế cùng thực hiện mục tiêu, cùng phát triển theo hướng củng cố, xây dựng, phát triển, nâng cao năng lực hoạt động hệ thống tổ chức tài chính tín dụng vi mô tại các làng xã (ở Việt Nam đang có tên gọi là Tổ tiết kiệm và vay vốn). Coi tổ chức này là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của hệ thống NHCSXH trong tương lai.

Bốn là, một tổ chức có đội ngũ cán bộ, nhân viên có tâm, có tầm tinh thông nghề nghiệp. [25]

3.1.2. Lộ trình phát triển của NHCSXH

Về lộ trình phát triển đến năm 2020, NHCSXH dự kiến có ba giai đoạn chuyển đổi với phương châm: đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc dân, với khả năng của nền tài chính và sự tiến bộ về trình độ quản lý của hệ thống NHCSXH [16].

3.1.2.1. Giai đoạn 1 (2006 - 2010)

Chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006- 2010 có mục tiêu tổng thể là: “Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả”.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 của Nhà nước xác định:

- Không còn hộ đói, hộ nghèo còn dưới 10%.

- Thu nhập nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.

- 50% số xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

- Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi.

* Đối tượng thụ hưởng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối với hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt).

* Các chính sách, các dự án của Chính phủ thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập được thực hiện:

- Chính sách tín dụng ưu đãi; - Chính sách hỗ trợ đất sản xuất;

- Dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề;

- Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; - Dự án dạy nghề cho người nghèo.

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích hộ gia đình, xã thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người nghèo; cho những hộ thoát nghèo được tiếp tục hưởng chính sách trợ giúp tín dụng khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, y tế, giáo dục, dạy nghề trong vòng hai năm kể từ ngày cấp xã công bố thoát nghèo.

NHCSXH là một công cụ của Nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ phải là người có trách nhiệm cao nhất thực hiện định hướng chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo của Đảng đã chỉ ra; phải chấp hành đúng chủ trương, chính sách khuyến khích khách hàng được thụ hưởng chính sách là quyền lợi bất khả xâm phạm mà Nhà nước hỗ trợ cho họ.

Thực hiện chiến lược quốc gia xoá đói giảm nghèo trên đây, NHCSXH đã tổng kết thực tiễn 3 năm hoạt động (2003-2005) và hoạch định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch tín dụng 5 năm 2006-2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn là:

a. Mục tiêu tổng thể

Tận dụng những thuận lợi và cơ hội mới, phát huy những bài học và kinh nghiệm trong những năm qua, giai đoạn 2006 – 2010, NHCSXH nỗ lực phấn

đấu vươn lên tập trung huy động các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn.

b. Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w