Chiến lược về phát triển hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 93 - 98)

- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao

3.2.2.2.Chiến lược về phát triển hoạt động huy động vốn

Từ chiến lược chung nêu trên, có thể cụ thể hóa thành các chiến lược, kế hoạch hành động và giải pháp cụ thể. Ví dụ: chiến lược phát triển hoạt động theo chi tiết nghiệp vụ (tín dụng, huy động vốn, thanh toán…); theo chi tiết thời gian (chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn); theo lĩnh vực (chiến lược khách hàng, mạng lưới, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực); theo khu vực (chiến lược đối với vùng Bắc, Trung, Nam hoặc theo 8 vùng địa lý, tùy thuộc phạm vi và quy mô hoạt động của NHCSXH.

Đối với chiến lược phát triển hoạt động huy động vốn, cần dựa trên chiến lược phát triển chung của ngân hàng để lên kế hoạch chi tiết và cụ thể về quy mô vốn huy động, cơ cấu vốn huy động và lãi suất vốn huy động sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển, từ đó hiện thực hóa mục tiêu hoạt động và hoàn thành lộ trình phát triển của NHCSXH kể trên. Theo tác giả, chiến lược về phát triển hoạt động huy động vốn cụ thể như sau :

Về cơ chế nguồn vốn tiếp tục thực hiện theo Điều 1 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ: “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”.

a. Mở rộng việc huy động nguồn vốn từ Chính phủ

- Nguồn vốn tiếp nhận trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước dưới hình thức là một khoản chi ghi trong Ngân sách Nhà nước:

Nguồn vốn trực tiếp từ Chính phủ được cấp lần đầu khi thành lập NHCSXH và bổ sung trong quá trình hoạt động dưới hình thức Vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ; hoặc dưới hình thức các khoản hỗ trợ và cấp bù cho hoạt động của ngân hàng hàng năm nếu thực thi chính sách lãi suất cho vay ưu đãi.

Để đảm bảo các chỉ số an toàn vốn theo chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế và đảm bảo nguồn vốn chi phí thấp, chủ động, giảm cấp bù cho NSNN thì nguồn vốn có chi phí thấp cho NHCSXH phải được duy trì ở mức 40% -50% trên tổng dư nợ

- Huy động, tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ: Nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội là rất lớn, gia tăng hàng năm theo đà phát triển kinh tế (do những khuyết tật không tránh khỏi của nền kinh tế thị trường). Vì vậy, hoạt động của NHCSXH không thể dựa duy nhất nguồn vốn từ NSNN. Chính phủ có thể ban hành những quy định mang tính bắt buộc hoặc chỉ đạo đối với các tổ chức, doanh nghiệp phải có những đóng góp nhất định dưới hình thức trách nhiệm xã hội của tổ chức (đây là hình thức đóng góp phổ biến trên thế giới) để gia tăng nguồn vốn hoạt động cho NHCSXH. Các khoản đóng góp có thể dưới các hình thức như: góp vốn, tiền gửi, cho vay,… Việc các tổ chức tham gia vốn vào NHCSXH có ý nghĩa như:

+ Gia tăng nguồn vốn hoạt động cho NHCSXH. Đây là nguồn vốn gia tăng và duy trì thường xuyên trong quá trình hoạt động của NHCSXH;

+ Thể hiện trách nhiệm của các tổ chức đối với hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách, qua đó thể hiện trách nhiệm của cộng đồng và thực hiện xã hội hóa hoạt động hỗ trợ các đối tượng chính sách;

+ Giảm bớt gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước.

Các hình thức huy động gián tiếp qua Chính phủ như trên bao gồm: + Từ các tổ chức khác của Chính phủ: Bên cạnh nguồn tiền gửi 2% của các NHTM, Chính phủ có thể quy định một số tổ chức của Chính phủ phải tham gia vốn, góp vốn, cho vay hoặc mở tài khoản tiền gửi để gửi các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng vào NHCSXH để tạo nguồn cho vay. Các tổ chức này có thể là các công ty, tổng công ty, các tổ chức tài chính, Kho bạc Nhà nước…;

- Trong quá trình hoạt động, NHCSXH vay vốn hoặc tiếp nhận nguồn vốn để thực hiện theo các chương trình mục tiêu chỉ định của

Chính phủ. Ngoài việc cấp vốn điều lệ, vốn bổ sung vốn điều lệ cho NHCSXH để tạo nguồn vốn ban đầu, trong những thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác thông qua hình thức hỗ trợ vốn tín dụng cho một số đối tượng nhất định. Trường hợp đó, Chính phủ sẽ dành ra một khoản vốn nhất định từ chi NSNN để thực hiện các chương trình này. Tùy theo tính chất và đối tượng thụ hưởng, khoản vốn này có thể là khoản vốn cấp thêm cho NHCSXH dưới hình thức vốn bổ sung vốn điều lệ (nếu đối tượng thụ hưởng chương trình cũng là đối tượng cho vay của NHCSXH), hoặc dưới hình thức vốn ủy thác cho vay chỉ định của Chính phủ đối với NHCSXH.

b. Mở rộng việc huy động, tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài

Nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được Chính phủ Việt Nam vận động và sử dụng với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, khi Chính phủ tiếp nhận thì đây được coi như một khoản thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN). Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng đối với NHCSXH bởi tính ưu đãi lớn của ODA: thời hạn cho vay (có thể đến 40 năm) và thời gian ân hạn dài (có thể đến 10 năm), lãi suất cho vay thấp (từ 0,75% - 2%/năm).

Chính phủ cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA để cấp vốn điều lệ theo lộ trình hàng năm cho NHCSXH. Đồng thời đề nghị Chính phủ ưu tiên đưa các danh mục vận động vốn ODA của NHCSXH đề xuất vào danh mục kêu gọi vốn ODA của các đối tác quốc tế.

c. Huy động các nguồn vốn phi chính phủ, từ các doanh nghiệp

Đây là nguồn đóng góp (từ thiện), gửi vào NHCSXH dưới các hình thức: không lãi, lãi suất thấp mang tính tự nguyện, hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Khoản vốn này nếu gửi vào NHCSXH để cho vay thì hiệu quả và tác động sẽ lớn hơn và lâu dài hơn so với việc sử dụng số tiền này dưới hình thức cho không từ thiện: nguồn vốn được bảo toàn, luân chuyển quay vòng cho nhiều người sử dụng (diện

đối tượng hưởng lợi rộng hơn);

d. Huy động nguồn vốn dưới sự bảo trợ và cho phép của Chính phủ

Như một ngân hàng truyền thống, hoạt động của NHCSXH cũng thường gồm có: huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. NHCSXH không thể chỉ hoạt động trên cơ sở nguồn vốn từ Chính phủ (do sự giới hạn của NSNN). Do vậy, tất yếu là NHCSXH phải thực hiện huy động thêm các nguồn vốn khác để bổ sung cho nguồn vốn hoạt động của mình.

Tuy nhiên, do NHCSXH có những điểm đặc thù, khác biệt so với các NHTM như đã phân tích ở trên, để NHCSXH có thể huy động được tốt các nguồn vốn khác, công tác huy động vốn này phải đặt dưới sự cho phép và bảo trợ của Chính phủ dưới các hình thức phát hành Trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh hoặc Chính phủ phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH. Trái phiếu NHCSXH được tham gia thị trường mở, được vay chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN.

Đây là nguồn vốn rất quan trọng, chủ động, chiếm tỷ trọng lớn, là xu huớng về lâu dài, tạo điều kiện cho NHCSXH có thể duy trì và mở rộng hoạt động của mình, tạo sự chủ động và bền vững trong hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, việc huy động nguồn vốn này tốt sẽ giảm sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho NHCSXH, giảm gánh nặng đối với NSNN.

Hàng năm NHCSXH sẽ dựa trên cơ sở kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Chính phủ giao, đề xuất với Bộ Tài chính, NHNN kế hoạch phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh hoặc Trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn vốn cho vay dài hạn.

e. Huy động nguồn vốn tiền gửi

Việc huy động nguồn tiền gửi gồm: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức (doanh nghiệp và tổ chức xã hội), tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các ngân hàng khác.

- Đối với việc huy động tiền gửi thanh toán: NHCSXH mở rộng hình thức huy động này trên cơ sở tham gia và thực hiện các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng

- Huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân: Đây cũng là một nguồn vốn quan trong đối với ngân hàng, mặc dù với ngân hàng chi phí nguồn vốn cao nhưng đổi lại sẽ nhận được nguồn vốn lớn và ổn định trong kỳ hạn xác định trước.

- Huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư và của cộng đồng qua tổ tiết kiệm và vay vốn: Đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng mà NHCSXH có thể khai thác. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm được thực hiện với những kỳ hạn đa dạng từ không kỳ hạn đến những kỳ hạn dài hơn phù hợp với khả năng và nhu cầu của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Huy động nguồn tiền gửi của các ngân hàng khác: Trên thực tế, giữa các ngân hàng thường phát sinh nhu cầu thanh toán hộ (thu hộ, chi hộ), một số dịch vụ ủy thác nên NHCSXH sẽ chú ý phát triển hình thức này trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Huy động vốn thông qua việc NHCSXH đi vay

Huy động vốn thông qua đi vay có thể gồm:

(i) Vay từ nước ngoài (vay Chính phủ, vay các tổ chức, nhất là các tổ chức tài chính quốc tế): Cần có sự bảo lãnh của NHNNVN hoặc của Chính phủ, hoặc nằm trong chương trình cho vay của một Chính phủ nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam vay;

(ii) Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trong một số trường hợp cần thiết như đáp ứng nhu cầu chi trả cấp thiết, mở rộng tín dụng trong thời kỳ nhất định thì NHCSXH có thể đi vay từ NHNNVN. NHNNVN có thể cho NHCSXH vay dưới hình thức cho vay tái cấp vốn theo một hạn mức tín dụng nhất định được xác định trong từng thời kỳ.

(iii) Vay các tổ chức tín dụng khác: NHCSXH có thể gia tăng nguồn vốn của mình thông qua vay các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức: vay lẫn nhau hoặc vay thông qua thị trường liên ngân hàng trong nước hoặc vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài ở Việt Nam.

(iv) Vay trên thị trường vốn: Khi cần gia tăng nguồn vốn vay dài hạn có tính ổn định, NHCSXH có thể vay trên thị trường vốn thông qua phát hành các giấy nợ ngân hàng như: kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu có sự bảo

đảm của Chính phủ..

g. Mở rộng huy động các nguồn vốn ủy thác

NHCSXH có những lợi thế nhất định như: mạng lưới, kinh nghiệm và công nghệ ứng dụng trong một số lĩnh vực hoạt động nhất định, đội ngũ cán bộ,… vì vậy, trong một số trường hợp được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác ủy thác để thực hiện những công việc trong những khoảng thời gian, cho các đối tượng và phạm vi, vùng địa lý nhất định. Thông qua hoạt động nhận ủy thác đa dạng như: cho vay, quản lý và thu nợ; thu hộ, chi hộ, cấp phát,… tạo cho NHCSXH có được một nguồn vốn nhất định, làm gia tăng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH.

h. Phát triển nguồn vốn tự bổ sung

NHCSXH được phép để lại chênh lệch thu chi sau khi trích lập các quỹ theo quy định để bổ sung vốn điều lệ. NHCSXH cũng được phép sử dụng các nguồn vốn cấp từ tiết kiệm chi ngân sách địa phương chuyển sang để bổ sung, ghi tăng vốn điều lệ.

Nếu NHCSXH hoạch định chiến lược phát triển và chiến lược huy động vốn càng cụ thể và chi tiết thì khả năng NHCSXH phát triển tự vững và giảm thiểu sự phụ thuộc vào NSNN trong tương lai là điều có khả năng đạt được. Giải pháp này sẽ góp phần quan trọng trong việc kiến tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 93 - 98)