Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 77 - 80)

- Tiền gửi 2% của các TCTD dụng

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Nhận thức về phát triển hoạt động huy động vốn chưa rõ ràng

NHCSXH chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động huy động vốn. NHCSXH cũng như nhiều tổ chức tài chính nông thôn khác thường được nhìn nhận như một công cụ xã hội hơn là một công cụ kinh tế. Vì vậy, không có sự liên kết chặt chẽ giữa tài chính nông thôn với chính sách tiền tệ hay chiến lược phát triển khu vực tài chính của đất nước[31]. Xu thế chủ yếu là xem NHCSXH như một công cụ xã hội chống lại đói nghèo và cần được bao cấp. Chính vì vậy, m ục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bị lẫn lộn, không cho thấy mối quan hệ giữa phát triển hoạt động và mục tiêu đề ra.

NHCSXH tập trung vào "mục tiêu chiến lược hàng đầu là vốn tín dụng chính sách được giải ngân trực tiếp đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thực hiện nguyên tắc quản lý công khai hoá, dân chủ hoá kênh tín dụng này và thực hiện phương thức uỷ thác cho vay từng phần đối với các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, của cộng đồng dân cư, cùng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, nhằm ổn định xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[23]. Tuy vậy, mục tiêu phát triển bền vững về tài chính và thể chế lại không được đề cập đến, mặc dù đây là cơ sở để ngân hàng có thể tồn tại lâu dài và hoàn thành mục tiêu của mình. Chính vì vậy mà nhận thức về vai trò quan trọng của phát triển hoạt động huy động vốn không rõ ràng.

Thứ hai: Chiến lược phát triển chưa cụ thể và chưa được đầu tư đúng mức

NHCSXH chưa xây dựng được các chiến lược về huy động vốn, chiến lược về công nghệ thông tin…, chính vì vậy các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH còn đơn điệu, chưa có được những sản phẩm dịch vụ tiền gửi đáp ứng được yêu cầu của người gửi tiền trong khi đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất cao.

chiến lược phát triển tổng thể cũng như chiến lược phát triển hoạt động huy động vốn một cách cụ thể, dài hạn. Các kế hoạch thực hiện mới chỉ được đưa ra trong khoảng thời gian thường là 1 năm tại các hội nghị tổng kết hoạt động năm và triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo. Mặc dù dự án nghiên cứu Chiến lược hoạt động của NHCSXH đã được triển khai từ năm 2007, nhưng cho đến nay Ban lãnh đạo NHCSXH cũng chưa đầu tư một cách đúng mức vào việc hoàn thành dự án này.

Thứ ba: Các hình thức huy động vốn còn chưa đa dạng

Hình thức huy động chưa phong phú vì vậy chưa tận dụng được những nguồn vốn huy động có lãi suất thấp như tiền gửi thanh toán của các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế khác. Thêm vào đó, các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH còn đơn điệu, chưa có được những sản phẩm dịch vụ tiền gửi đáp ứng được yêu cầu của người gửi tiền trong khi đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất cao.

Thứ tư: Khả năng tiếp cận của NHCSXH với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế còn gặp khó khăn

Do chưa có một chiến lược huy động và khai thác nguồn vốn ưu đãi của nước ngoài để cho vay nên NHCSXH chưa có được định hướng tập trung và giải pháp để thu hút và khai thác các nguồn vốn này, tạo điều kiện để các nhà tài trợ song phương và đa phương có điều kiện tìm hiểu và hợp tác với ngân hàng. Hơn thế, do không có các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh một cách rộng rãi nên NHCSXH ít được bạn bè quốc tế biết đến.

Thực tế này dẫn đến kết quả là việc tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài (đặc biệt là các tổ chức tài chính, tín dụng), các nguồn ODA còn ở mức thấp. NHCSXH chưa tranh thủ được các nguồn vốn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước không có lãi hoặc có lãi suất thấp để mở rộng nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp chỉ chiếm 42,99%, còn lại là nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường.

Tính đến 31/12/2008, số vốn từ nước ngoài đạt 438 tỷ đồng, chiếm 1,18% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Hiện tại NHCSXH mới chỉ có

quan hệ với các nhà tài trợ song phương là Nhật, Đức, Pháp và Thuỵ Điển và ba tổ chức đa phương là WB, IFAD và OPEC. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các tổ chức tài chính quốc tế lớn NHCSXH vẫn chưa thực hiện được.

Thứ năm: Năng lực điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng, ban tại NHCSXH các cấp còn yếu

Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ nhiều khi chưa chặt chẽ, dẫn đến hệ thống các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chồng chéo thiếu tính đồng bộ, có một số văn bản còn mâu thuẫn với nhau về nội dung, các quy trình nghiệp vụ, qui chế chậm được đổi mới ví dụ: Đối với quản lý nguồn tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, thời gian đầu mới được thành lập, NHCSXH chưa tổ chức được các điểm giao dịch tại xã thì việc nhận tiền gửi cũng như thu nợ, thu lãi, hạch toán quản lý còn nhiều sơ hở, nhưng khi đã củng cố được mạng lưới giao dịch như hiện nay thì NHCSXH vẫn chưa xây dựng lại quy trình, qui chế đối với loại hình tiền gửi này.

Thứ sáu: Nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và thấp về chất lượng

Do mới được thành lập, hầu hết cán bộ mới được tuyển dụng vì vậy năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ trong lĩnh vực quản lý tài chính, kiểm tra- kiểm soát nội bộ còn nhiều hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo lại chưa được quan tâm. Mặt khác do bị khống chế về số lượng lao động, số cán bộ ở mỗi Ngân hàng huyện hiện nay là rất mỏng (mỗi huyện chỉ được bố trí không quá 7 cán bộ, chỉ có một số rất ít huyện được bố trí 9 cán bộ), trong khi đó khối lượng công việc tại các NHCSXH huyện là rất lớn, khi có một cán bộ nghỉ thì khối lượng công việc lại càng nặng nề hơn, phải kiêm nhiệm rất nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nói chung của ngân hàng.

Do nguồn lực tài chính của NHCSXH còn yếu, vốn điều lệ chủ yếu dành để cho vay, tỷ lệ dành cho đầu tư vào cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định theo quy định còn thấp, vì vậy nguồn vốn để đầu tư không đủ dẫn đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư chậm. NHCSXH khó có thể nâng cao sức mạnh tài chính của mình và điều này ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng của NHCSXH khi tham gia thị trường vốn trong nước và quốc tế.

Thứ tám: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng còn yếu

Hiện nay, hệ thống công nghệ thông tin của NHCSXH mới chỉ dừng ở việc kết nối mạng LAN giữa các chi nhánh và Hội sở chính phục vụ cho việc truyền số liệu báo cáo thống kê hàng tháng. Việc quản lý thông tin cho toàn hệ thống chưa thực hiện được. Tại rất nhiều chi nhánh việc kết nối thông tin giữa phòng giao dịch huyện và Hội sở tỉnh còn gặp khó khăn do địa bàn vùng sâu, vùng xa, chất lượng đường truyền không ổn định dẫn đến sự thông suốt của hệ thống thông tin không được liên tục, làm gián đoạn đến việc cập nhật và báo cáo số liệu. Sự yếu kém trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của NHCSXH ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w