ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 –

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 73 - 77)

- Tiền gửi 2% của các TCTD dụng

2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 –

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 2.3.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2003 – 2008 đã khép lại với rất nhiều khó khăn, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động theo hướng bất lợi cho nền kinh tế, nguồn vốn trung và dài hạn trên thị trường khan hiếm, xuất hiện nhiều rào cản thương mại, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng là thách thức đối với nền kinh tế... Điều này đã tác động lớn đến hoạt động của NHCSXH Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống,

NHCSXH đã phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả nhất định

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp vốn tới các đối tượng chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu xóa đói giảm nghèo cho đất nước, NHCSXH đã không ngừng mở rộng quy mô nguồn vốn của mình. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH đã có nhiều khởi sắc qua các năm.

Vốn huy động của NHCSXH đã tập trung vào những nguồn vốn trung và dài hạn mang tính chiến lược. Công tác huy động vốn qua thị trường vốn bằng phát hành trái phiếu tuy mới bước đầu triển khai tại NHCSXH những cũng đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Lượng vốn huy động bằng trái phiếu liên tục tăng qua các năm. Kết quả này đã có tác dụng quan trọng, cải thiện đáng kể cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH, giảm chi phí huy động vốn.

Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và từ kết quả huy động vốn đó, NHCSXH đã luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn để giải ngân cho các chương trình, dự án, đảm bảo không để xảy ra tình trạng người dân không vay được vốn của Chính phủ do không có đủ vốn.

Kết quả hoạt động trên đã góp phần tăng thêm năng lực hoạt động cho NHCSXH, tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.

NHCSXH đã tổ chức thực hiện chủ trương tập trung và khai thác nguồn vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác tăng trưởng nhanh, đạt kết quả to lớn, toàn diện. NHCSXH đã tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay-thu nợ trực tiếp đến người vay tại tất cả các xã, phường ở mọi miền đất nước ; Tổ chức thực hiện đạt kết quả việc tập trung các chương trình tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà trước đây do nhiều tổ chức thực hiện vào một đầu mối quản lý thống nhất của Chính phủ (cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên từ

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam và các quỹ hỗ trợ cho người nghèo thuộc ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện).

Kết quả sau 5 năm thực hiện chính sách nguồn vốn của Chính phủ quy định tại Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP cho thấy việc xác lập chính sách nguồn vốn là đúng đắn, được các ngành các cấp tích cực tổ chức thực hiện đạt kết quả cao; bước đầu tạo được nguồn lực tài chính, đáp ứng cơ bản các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ không bị gián đoạn và không ngừng được mở rộng.

Vốn tín dụng chính sách cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã, phường trong cả nước; đã có hơn 9 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp 1.363.000 hộ thoát nghèo; thu hút 1,9 triệu người lao động có việc làm; hơn 750 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng hơn 820.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn. Nợ xấu, nợ quá hạn giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ), xuống còn 2% (cuối năm 2008). Nợ xấu nợ thất thoát không lớn; thu nợ đến hạn nói chung khá sòng phẳng; tỉ lệ thu lãi đạt trên 95% số lãi phải thu. Số hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ là 6,7 triệu khách hàng (bao gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác), tăng hơn 3,2 triệu khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao năm 2002; mức dư nợ bình quân một khách hàng được nâng từ 2,5 triệu đồng (năm 2002) lên 7 triệu đồng (năm 2008) [24]

NHCSXH đã đưa ra những mục tiêu và có giải pháp huy động vốn hợp lý khi khai thác tiềm lực của các tổ chức kinh tế trong nước. Khắc phục được những hạn chế của mình về phương thức huy động, lãi suất huy động và phát huy được những lợi thế như được sự bảo lãnh, được cơ chế thông thoáng trong hoạt động từ phía Chính phủ.

NHCSXH thường xuyên theo dõi sự biến động của lãi suất thị trường, từ đó đề ra chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, thu hút khách

hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng và thực hiện hỗ trợ khách hàng ở mức tối đa trong các dịch vụ khác. Đồng thời, thường xuyên tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp mới.

Ngoài ra, NHCSXH đã mở rộng mạng lưới hoạt động, cải tiến và hoàn thiện phương thức, thủ tục trong huy động vốn theo chiều hướng đơn giản, thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm sự an toàn nguồn vốn.

NHCSXH cũng đã đào tạo một đội ngũ cán bộ với tác phong lịch sự, tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch, cung cấp những tiện ích có lợi cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, mang lại kết quả cao.

2.3.2. Hạn chế

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, hoạt động phát triển huy động vốn của NHCSXH hiện nay vẫn chưa được đánh giá phát triển so với tiềm năng và yêu cầu thực tiễn. Điều này được thể hiện thông qua những khía cạnh cơ bản sau đây.

Thứ nhất, Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý

Hiện nay, nguồn vốn huy động của NHCSXH mới chỉ tập trung vào các tổ chức kinh tế tài chính trong nước, các cơ quan của Chính phủ. Các khoản tiền gửi từ dân cư chưa được chú trọng khai thác.

Các nỗ lực để phát triển hoạt động huy động vốn bị hạn chế vì bị bó hẹp bởi cơ chế chính sách.

Thứ hai, Quy mô nguồn vốn huy động còn nhỏ

Vì là ngân hàng sở hữu nhà nước 100% nên nguồn vốn dành cho các chương trình cho vay của NHCSXH chủ yếu là nguồn từ ngân sách nhà nước. Với mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, lại có sự đảm bảo của Nhà nước nên hoạt động mở rộng quy mô nguồn vốn huy động rất hạn chế.

Thứ ba, Cơ chế lãi suất cho vay và huy động chưa hợp lý

NHCSXH cho vay với lãi suất ưu đãi, thấp hơn so với lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường. Chính vì vậy luôn trong tình trạng phải nhận cấp bù từ ngân sách nhà nước. Với lãi suất cho vay và huy động như hiện nay đã dẫn đến tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn còn thấp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w