- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao
3.2.4. Tăng cường khả năng tiếp cận của NHCSXH với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế
chính, tín dụng quốc tế
Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, những đầu tàu kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và chưa xác định được khi nào sẽ có sự tăng trưởng trở lại. Số người nghèo và người thất nghiệp tăng lên trên quy mô toàn cầu. Các định chế tài chính hỗ trợ phát triển toàn cầu như WB, ADB, IMF cũng trở nên lúng túng khi tìm hướng hỗ trợ các nước ra khỏi khủng hoảng. Nhiều nhà tài trợ song phương, quỹ tài trợ phát triển do suy giảm kinh tế và nguồn quỹ hoạt động đã phải thu hẹp hoạt động hỗ trợ cho các nước đang phát triển mặc dù đây là thời điểm cần phải đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nhất.
Trong khi đó kể từ đầu năm 2009, Việt Nam đã có thu nhập bình quân đầu người lên đến mức 1.000 USD/người thoát khỏi ngưỡng của các nước nghèo[27]. Đây là một tin mừng và là một vinh dự cho đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng báo hiệu mức tài trợ dành cho xóa đói giảm nghèo sẽ giảm dần. Trên thực tế, nhiều nhà tài trợ đã lên kế hoạch giảm dần tài trợ xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam để chuyển dần sang châu Phi là nơi nghèo hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động thu hút tài trợ từ các định chế tài chính quốc tế của Chính phủ Việt Nam nói chung mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của NHCSXH nói riêng trong lĩnh vực thu hút vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.
Trước thực tế trên, tăng cường khả năng tiếp cận với các định chế tài chính quốc tế sẽ giúp NHCSXH tăng sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế đối với hoạt động của NHCSXH và khẳng định vị thế của NHCSXH trong thị trường tài chính vi mô của khu vực và thế giới.
Để tăng cường khả năng tiếp cận đối với các định chế tài chính quốc tế, NHCSXH cần thực hiện các biện pháp sau :
- Hoàn thiện ngay chiến lược phát triển hoạt động của NHCSXH Hiện nay, các tổ chức tài chính quốc tế rất coi trọng chiến lược hoạt
động dài hạn của các ngân hàng. Họ coi đây là điều kiện cần thiết để đàm phán về việc liệu một ngân hàng có đủ năng lực tiếp nhận các nguồn tài trợ hoặc vốn vay ưu đãi hay không. Như vậy, nếu có chiến lược hoạt động cụ thể thì NHCSXH sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế từ đó khai thác nguồn vốn ưu đãi của nước ngoài để cho vay.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh một cách rộng rãi tạo điều kiện để các nhà tài trợ song phương và đa phương có điều kiện tìm hiểu và hợp tác với ngân hàng. Tham gia sâu rộng hơn vào các tổ chức tài chính vi mô khu vực và thế giới.
Hiện nay, NHCSXH có tham gia một số tổ chức mang tầm khu vực và thế giới là : Mạng lưới hoạt động vì người nghèo (BWTP), Tổ chức trao đổi thông tin tài chính vi mô (MIX), tổ chức chiến dịch tài chính vi mô (Microfinance Campaign), là thành viên của Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp và nông thôn châu Á-Thái Bình Dương (APRACA),... Tuy nhiên, hình thức tham gia của NHCSXH mới chỉ là cung cấp số liệu hoạt động, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm với các thành viên của tổ chức còn rất hạn chế. Chính vì vậy, cần tham gia một cách sâu rộng hơn vào hoạt động của các tổ chức hay diễn đàn mà NHCSXH là thành viên thông qua việc tham gia các khóa đào tạo của tổ chức để học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên khác để từ đó tìm cơ hội hợp tác.
- Chủ động tổ chức các khóa đào tạo về tài chính chính sách và phương pháp tiếp cận người nghèo của NHCSXH cho các tổ chức của các nước có cùng định hướng hỗ trợ người nghèo như Việt Nam sang học tập và trao đổi kinh nghiệm. Nếu làm được điều này thì NHCSXH sẽ từ vị trí người đi học trở thành người giới thiệu và truyền bá kinh nghiệm cho bạn bè quốc tế. Từ đó vị thế của NHCSXH sẽ được nâng cao trong mắt của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế.
Tăng cường khả năng tiếp cận tới các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, sẽ giúp NHCSXH khẳng định được năng lực hoạt động của mình
trong lĩnh vực cung cấp tín dụng vi mô đối với các nhà tài trợ quốc tế, mở rộng được quan hệ với các tổ chức và định chế tài chính quốc tế từ đó học hỏi kinh nghiệm của khu vực và thế giới về xóa đói giảm nghèo, thu hút được nguồn vốn nhân đạo hoặc vốn tài trợ lãi suất thấp hoặc bằng không của các tổ chức này.