Một ngân hàng thường có hai lĩnh vực kinh doanh nòng cốt: huy động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được. Khi huy động ngân hàng phải tiến hành trả lãi cho khoản vốn huy động được gọi là chi phí huy động vốn hay lãi suất bình quân.
Sở dĩ các ngân hàng quan tâm đến lãi suất huy động bình quân vì nó liên quan đến việc xác định lãi suất đầu ra, đến lợi nhuận của ngân hàng.
Lãi suất huy động bình quân = Chi phí trả lãi Tổng vốn huy động
Hoặc: tương ứng với từng loại vốn sẽ có mức lãi suất khác nhau. Lãi suất của từng loại tùy thuộc vào thời hạn của loại vốn huy động. Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại. Vì vậy, lãi suất huy động bình quân có thể tính như sau:
Lãi suất huy động
bình quân =
Σ số dư tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i Tổng vốn huy động
Ngân hàng chính sách trong quá trình hoạt động đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau tương ứng với nhiều mức lãi suất khác nhau, do đó, để đánh giá tổng hợp chi phí đầu vào và so sánh với các kỳ trước cần phải xác định một mức lãi suất bình quân. Tiêu chí này phản ánh chi phí bình quân khi ngân hàng chính sách huy động vốn, từ đó ngân hàng chính sách sẽ xác định mức lãi suất cho đầu ra với cơ cấu hợp lý để bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Tiêu chí này đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng chính sách phát triển theo hướng tự chủ về tài chính, giảm thiểu sự phụ thuộc vào khoản cấp bù từ ngân sách nhà nước trong tương lai.
Tóm lại, tiêu chí này cho biết để huy động được một đồng vốn ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Việc xác định chính xác chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh, giảm được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng.