Chiến lược phát triển nói chung

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 90 - 93)

- Có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao

3.2.2.1. Chiến lược phát triển nói chung

Có thể thấy tính chất sở hữu của NHCSXH sẽ không thay đổi trong trung hạn. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm nhất hiện nay không chỉ của riêng NHCSXH mà còn của cả Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước đó là NHCSXH phải phát triển theo hướng bền vững tài chính trong dài hạn. Dựa trên kinh nghiệm hoạt động của các ngân hàng có tính chất tương tự trong khu vực và trên thế giới, theo tác giả chiến lược phát triển của NHCSXH trong dài hạn có thể như sau:

a. Chiến lược thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động trong dài hạn

Với sự trợ giúp từ bên ngoài, NHCSXH hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện mô hình phát triển theo kinh nghiệm Ngân hàng Rakyat Indonessia (BRI), chia thành 3 giai đoạn trong vòng 22 năm tới như sau:

Giai đoạn 1 (đến hết 2010) : NHCSXH sẽ tiếp cận người nghèo với trợ cấp của Chính phủ, sau đó sẽ chuyển đổi hoạt động theo hướng cho vay phi trợ cấp. Sự chuyển đổi này sẽ được thực hiện thông qua sự thay đổi các quy định, hoạt động của ngân hàng, thay đổi suy nghĩ của khách hàng vay vốn về ngân hàng. NHCSXH sẽ chỉ cung cấp vốn vay ưu đãi cho một số nhóm nhất định, còn các nhóm khác có nguồn thu nhập tốt hơn (như người lao động từ nước ngoài trở về) sẽ thực hiện cho vay với lãi suất thông thường. NHCSXH cần sự trợ giúp kỹ thuật từ bên ngoài và các khoản vay mềm để giúp chuyển đổi từ một ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp sang một ngân hàng bền vững về hoạt động

Giai đoạn 2 (Đến 2021) : Ngân hàng sẽ đạt được mức bền vững về hoạt động, có thể bù đắp chi phí kinh doanh, nhưng chưa đạt được mức bền vững về tài chính vì vẫn còn thực hiện cho vay theo chính sách với lãi suất ưu đãi. Tuy vậy, nhu cầu này sẽ giảm sút trong giai đoạn này nếu Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo ấn tượng như thời gian qua.

Giai đoạn 3 (đến 2028) : Tất cả các khoản vay chính sách đều kết thúc, và ngân hàng đạt mức bền vững tài chính toàn diện.

Kế hoạch phát triển này mang tính dài hạn và tính khả thi của nó đang là vấn đề lớn. Giai đoạn 1 là giai đoạn khả thi nhất, và NHCSXH sẽ đi theo hai hướng khác nhau sau giai đoạn này, hoặc là cải thiện tình hình hoạt động một chút, hoặc sẽ chuyển thành một ngân hàng vi mô thương mại. Sự lựa chọn phát triển theo hướng nào sẽ phụ thuộc vào các định hướng về hoạt động tín dụng đối với khu vực nông thôn nói chung, với người nghèo nói riêng của Chính phủ Việt Nam; phụ thuộc vào suy nghĩ

của cả người vay vốn, cán bộ tín dụng, lẫn các quan chức Chính phủ và đặc biệt phụ thuộc vào những khó khăn trong việc đồng thời thực hiện nhiều chương trình khác nhau với bản chất thị trường và ưu đãi khác nhau của NHCSXH.

Thông qua sự cải thiện hoạt động và chính sách của NHCSXH, sự minh bạch về thông tin và kế toán, cũng như năng lực quản lý và năng lực tác nghiệp của cán bộ nhân viên NHCSXH sau giai đoạn 1 sẽ giúp cho Chính phủ và các bên quản lý liên quan hiểu thấu đáo hơn chi phí tiềm tàng cũng như tác động của Chính phủ. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyết định cần thiết để tạo điều kiện cho NHCSXH chuyển đổi thành một mô hình tổ chức tài chính tự vững trong tương lai.

b. Mô hình ngân hàng bán buôn – bán lẻ

Trong giai đoạn hiện nay, NHCSXH có thể tăng cường hiệu quả hoạt động của mình thông qua mô hình ngân hàng bán buôn – bán lẻ. NHCSXH sẽ đóng vai trò là “NH bán buôn” các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ hay nguồn vốn tự huy động được để cho các TCTC nông thôn nhỏ vay lại như: các QTDND cơ sở, các tổ chức tài chính nông thôn NGOs, các HTX tín dụng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các chi nhánh ngân hàng thương mại (muốn tham gia)….để các tổ chức này tiến hành bán lẻ (cung ứng tín dụng và dịch vụ) đến người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo. Các tổ chức bán lẻ được hưởng chênh lệch lãi suất giữa bán buôn-bán lẻ và phí quản lý vốn từ NHCSXH. Tuy vậy, phải đảm bảo rằng lãi suất cho vay đến người vay cuối cùng phải dựa trên nguyên tắc lãi suất thị trường, chỉ có như vậy mới đảm bảo góp phần giúp NHCSXH và các tổ chức tham gia tự vững được về tài chính, hoạt động, và thể chế theo thông lệ quốc tế. Rõ ràng, ngoài việc phát triển mạng lưới từ nội lực NHCSXH, NH còn phải tạo ra các quỹ đạo cho NH, quỹ đạo đó có thể là các Tổ chức, có thể là một nhóm người tự nguyện đứng ra nhận vốn và tự chịu trách nhiệm trước NH, như thông lệ quốc tế đối với Grameen Bank ở Bangladesh, BANK

CARD Philippines, Balco Sol ở Bolivia.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w