Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.4 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các SME được liên tục. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các DN luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SME. Khi sử dụng vốn TDNH các DN phải thực hiện đúng theo cam kết trên hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho dù DN làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các DN muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc DN phải sử dụngvốn đúng mục đích và có hiệu quả. Do vậy, nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để DN tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Khó khăn lớn nhất đối với các SME là với

số vốn hạn hẹp thì khó có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thông qua vốn tín dụng thì SME sẽ có tiềm lực tài chính lớn hơn để đầu tư, đó là yếu tố quan trọng giúp các SME tồn tại và phát triển. Ngoài ra nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng, các doanh nghiệp này sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các SME tiếp cận các nguồn vốn từ nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các SME không chỉ có đối tác kinh doanh trong nước mà có cả đối tác ở nước ngoài, muốn ký hợp đồng kinh doanh với đối tác nhưng lại chưa đủ vốn, thông qua hình thức như L/C trong thanh toán quốc tế hay bảo lãnh, bao thanh toán cho các SME mua thiết bị trả chậm, tín dụng ngân hàng đã giúp mở rộng quan hệ quốc tế của các SME, tạo điều kiện thuận lợi cho các SME đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tiếp cận với các nguồn vốn từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 29 - 30)

w