6. Kết cấu của đề tài
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Agribank Việt Nam đến năm 2020
Trên hành trình gần 30 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để tồn tại, ổn định và phát triển bền vững Agribank đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam trên mọi phương diện. Trong sự phát triển lớn mạnh của Agribank ngày hôm nay luôn gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là SME, doanh nhân trên cả nước qua mọi thời kỳ, tạo nên sức mạnh tổng lực, đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập càng sâu rộng.
Luôn xem trọng lợi ích của doanh nghiệp nói chung, của SME nói riêng, lấy khách hàng làm trọng tâm trong mục tiêu hướng tới phát triển bền vững, trong thời gian qua, Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả, tiên phong triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, doanh nhân, hộ sản xuất, cá nhân... và đặc biệt phải kể đến SME. Tuy là NHTM phải canh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của NH, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với SME, cùng SME tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Agribank ban hành đồng bộ chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí thanh toán, phí dịch vụ và các chính sách khác để KH có thể sử dụng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ có tính liên kết; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi KH truyền thống, thu hút Kh mới, khách hàng tiềm năng. Có thể nói, Agribank hy sinh lợi nhuận vì doanh nghiệp nói chung và đối với SME nói riêng.
Theo Công văn số 1032 về Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngày 18/04/2016, có đoạn nêu lên định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Tăng cường triển khai nhiệm vụ cụ thể theo chỉ thị số 01/CT-NHNN và Nghị quyết 01/QĐ-HĐTV về tăng trưởng dư nợ mỗi năm tăng tối thiểu 14% so với năm trước, trong đó con số này đối với SME là mỗi năm là 8-9% (tương đương với mức tăng tối thiểu là 30.000 tỷ đồng) và đảm bảo tăng trưởng ngay từ đầu mỗi năm. Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát tín dụng.
- Thường xuyên đánh giá tình hình tín dụng theo ngành, lĩnh vực để xây dựng định hướng đầu tư tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh. Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới ngay từ khi xây dựng dự án, tri ân khách hàng truyền thống, chủ động xử lý ngay khi có dấu hiệu nợ có vấn đề, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Triển khai các gói sản phẩm linh hoạt để các chi nhánh chủ động trong cạnh tranh.
3.1.3 Định hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa củaAgribank Thăng Long đến năm 2020