Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 40)

6. Kết cấu của đề tài

1.4 Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số

chi nhánh của Agribank Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Agribank - chi nhánh Thăng Long

Thực hiện chính sách, chủ trương chung của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tín dụng đối với SME đồng thời trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng, việc mở rộng tín dụng là cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Và Agribank chi nhánh Mỹ Đình và chi nhánh Láng Hạ là những chi nhánh điển hình về mở rộng tín dụng đối với SME khá thành công trong thời gian vừa qua. Sau đây là kinh nghiệm của hai chi nhánh Mỹ Đình, Láng Hạ trong việc thực hiện tốt mở rộng tín dụng đối với SME.

1.4.1 Kinh nghiệm của Agribank Chi nhánh Mỹ Đình

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Mỹ Đình (Agribank Mỹ Đình) được tách ra từ chi nhánh Láng Hạ từ năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vẫn đang diễn ra. Hoạt động của hệ thống ngân hàng năm 2009 phải trải qua rất

nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế. Là mô hình chi nhánh Thanh Niên đầu tiên của hệ thống AgriBank, sự năng động và chính sức trẻ đã giúp AgriBank Mỹ Đình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay với nhiều cố gắng, nỗ lực phát huy được những thế mạnh về nguồn nhận lực trẻ nhiệt huyết, năng động sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, trình độ ngoại ngữ cũng như vi tính rất tốt nên năng suất lao động được nâng cao. Agribank Mỹ Đình luôn hoàn thành kế hoạch được giao góp phần to lớn vào sự phát triển chung của ngôi nhà chung Agribank Việt Nam.

Thực hiện chính sách, chủ trương chung của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tín dụng đối với SME đồng thời trong cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay thì việc thu hút khách hàng luôn đóng vai trò quyết định, đồng thời phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để họ có thể tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm ngân hàng hiện đại thì mới có thể chiến thắng đối thủ. Và Agribank Mỹ Đình cũng đẩy mạnh tín dụng để hỗ trợ SME phát triển.

- Nhận được sự giúp đỡ Chính phủ và NHNN thực thi hàng loạt biện pháp như kích cầu tín dụng thông qua hỗ trợ lãi suất và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát... điều này đã buộc các NH, các TCTD phải tính đến các biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh, thu hút khách hàng, cải thiện cơ cấu thu nhập. Ban giám đốc AgriBank Mỹ Đình đã xác định chỉ có nâng cấp, phát triển dịch vụ đi đôi nâng cao chất lượng phục vụ.

- Chi nhánh tận dụng lợi thế nằm trên địa bàn khá thuận lợi, bởi đây là khu vực phát triển, có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, kể từ khi các dự án xây dựng Khu đô thị cao cấp Mỹ Đình, Tòa nhà Kangnam, Tòa nhà cao tầng Landmark Tower. Mỹ Đình là khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, đô thị mới đang nhanh chóng hình thành và rất nhiều tổ chức tín dụng đã đặt trụ sở, mở rộng kinh doanh trên địa bàn. Việc thực hiện mở rộng tìm kiếm khách hàng thông qua việc đẩy mạnh Marketing và tổ chức các buổi giao lưu gặp mặt với doanh nghiệp ở khu vực địa bàn, đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ với cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp ở khu vực. Do đó làm cho số lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng.

- Bên cạnh đó, về huy động vốn, Ban giám đốc đã đề ra chủ trương đẩy mạnh huy động vốn thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với biên động của thị trường, duy trì nguồn vốn ổn định, đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Điều đó thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, để dân cư đến giao dịch thường xuyên. Đồng

thời tăng cường chất lượng dịch vụ, phục vụ chăm sóc khách hàng tốt khiến khách hàng ngày càng tin tưởng, dù lãi suất huy động có thấp hơn so với các NHTM cổ phần. Nhờ đó mà, có những khách hàng này, họ giới thiệu những người quen, trong đó đặc biệt với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, thực hiện chủ trương “có tăng trưởng nguồn vốn mới cho vay”, đồng thời thực hiện chính sách Tam nông của chính phủ. Nên tính đến thời điểm cuối năm 2017, tổng dư nợ đạt 5.038 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 0,93%, một con số thật sự ấn tượng.

- Chi nhánh thực hiện cho vay theo mạng lưới là sản phẩm cho vay dựa trên cơ sở cam kết thông tin và giới thiệu của nhà thầu chính, từ đó ngân hàng cung cấp vốn cho nhà thầu phụ. Nhà thầu chính cung cấp thông tin cho nhà thầu phụ để trả nợ ngân hàng, ngân hang thu nợ trên cơ sở xét dòng tiền của phương án vay vốn.

1.4.2 Kinh nghiệm Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Agribank chi nhánh Láng Hạ có địa chỉ tại Số 24, đường Láng Hạ, quận Đống Đa, cũng là chi nhánh nằm ở giữa trung tâm thành phố phát triển năng động của thành phố Hà Nội. Theo chính sách chung của Đảng, Nhà nước và chính phủ và của Agribank Việt Nam về hỗ trợ phát triển SME và Agribank chi nhánh Láng Hạ cũng nhận thấy được nhu cầu vốn của SME cũng rất lớn nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Để hỗ trợ SME trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp để đẩy mạnh mở rộng tín dụng đối với SME như sau:

- Tăng cường uy tín, chất lượng dịch vụ, tạo lòng tin cho khách hàng, nguồn nhận lực trẻ trung, năng động, phục vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, giúp khách hàng hiểu rõ chính sách sản phẩm tín dụng, các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Từ đó giúp cho công tác thu thập hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, cho cán bộ thu nhận đầy đủ chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo hiệu quả hơn về phân tích tín dụng, thẩm định...

- Cán bộ tín dụng tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng. Tổ chức hội thảo hội nghị khách hàng dành cho SME, đó là cơ hội tốt để SME biêt đến chi nhánh và cũng là cơ hội để ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu của SME, tìm được khách hàng tốt.

- Trong qua trình cho vay CBTD thường xuyên tiếp xúc DN nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, tránh rủi ro. Những nỗ lực trên đã góp phần hỗ trợ vốn cho

doanh nghiệp phát triển, đạt được mục đích mở rộng tín dụng và phát triển kinh tế đất nước.

Một số biện pháp khác cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng tín dụng cho SME là thương xuyên tổ chức buổi trao đổi về kiến thức mới cập nhập nhất về thông tin thị trường, về pháp luật liên quan đến tín dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực trình độ, năng lực quản lý, lập dự án kinh doanh hiệu quả cho cán bộ quản lí khách hàng SME. Đồng thời tăng cường mối quan hệ với cơ quan, bộ ngành, đặc biệt với các tổ chức kinh tế.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Thăng Long

Từ những kết quả đạt được của Agribank chi nhánh Mỹ Đình và chi nhánh Láng Hạ, qua kinh nghiệm thực tiễn về hỗ trợ tín dụng đối với SME, khóa luận xin đưa ra một số gợi ý đối với Agribank Chi nhánh Thăng Long như sau:

Thứ nhất là, tận dụng lợi thế vị trí nằm ở trung tâm thành phố Hà Nôi, nâng cao uy tín, vị thế ngân hàng, đẩy mạnh Marketing, đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thông qua thiết kế các gói sản phẩm tín dụng linh hoạt phù hợp với SME, với tình hình kinh doanh trên địa bàn ví dụ như thiết kế sản phẩm cho vay theo chuỗi.

Thứ hai, thực hiện cho vay theo chuỗi sản xuất, trong đó hỗ trợ đồng bộ cả DN sản xuất, DN trung gian và DN tiêu thụ theo một quy trình khép kín. Khi đầu ra thông suốt, những khâu sản xuất, trung gian trước đó cũng trở nên hiệu quả hơn.

Thứ ba, chi nhánh có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn tài chính nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng. Qua đó, SME có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư là CBTD thường xuyên tiếp xúc khách hàng, từ đó đưa ra những nhận định chính xác hơn, tránh những rủi ro tín dụng. Việc tiếp xúc khách hàng để nắm bắt tâm lý khách hàng, đồng thời theo dõi thường xuyên, xác định rõ ràng các yêu cầu với TSBĐ để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thứ năm, chi nhánh chủ động tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức, hiệp hội khác như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội các ngành nghề, các Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa... trong nhận tài trợ vốn cho SME để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này và tím kiếm, mở rộng thêm. Đồng thời duy trì hợp tác chặt chẽ với phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương.

Đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức kinh tế nước ngoài để thuận lợi hơn trong thanh toán, bảo lãnh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và có thể nhận được sự hỗ trợ vốn hợp tác phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp đa quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về SME, thấy được vai trò chủ động và quan trọng của SME trong sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước. Ngoài ra chương 1 cũng trình bày khái quát về tín dụng ngân hàng, mở rộng tín dụng ngân hàng cũng như tính cấp thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với SME đồng thời về cả quy mô và chất lượng nhằm đem lại lợi ích cho DN, ngân hàng và nền kinh tế. Cùng với đó là những ý kiến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các SME và tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng đối với các SME. Đồng thời khóa luận nêu lên kinh nghiệm mở rộng tín dụng của hai chi nhánh Agribank Mỹ Đình và chi nhánh Láng Hạ khá thành công và đạt được những kết quả nhất định và từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Thăng Long. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để khóa luận đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với SME của Agribank - Thăng Long ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Khái quát về Agribank - chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Agribank Thăng Long tiền thân là Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành và là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa - TP Hà Nội. SGD I được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam với chức năng chủ yếu là quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới hành lập, SGD I chỉ có hai phòng: Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán cùng một Tổ kho quỹ.

Năm 1992, SGD I được giao nhiệm vụ mới là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống Agribank VN.

Từ ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam.

Để nhanh chóng xây dựng thương hiệu kinh doanh mới, đồng thời phát huy lợi thế của Chi nhánh loại I trong hệ thống Agribank Việt Nam, Ban Giám đốc Chi nhánh Agribank Thăng Long đã có nhiều giải pháp năng động, sáng tạo. Qua các năm hoạt động, Chi nhánh đã trưởng thành và phát triển về nhiều mặt.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Năm 2008, Chi nhánh Agribank Thăng Long có ba Chi nhánh trực thuộc được nâng cấp thành Chi nhánh loại I thuộc Agribank Việt Nam: Chi nhánh Trung Yên, Chi nhánh Láng Thượng (Tràng An), Chi nhánh Hà Thành. Các Chi nhánh được tách từ Chi nhánh

Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng Nguồn vốn huy động 6.971 1 8.204 1ÕÕ 8.48 100 8.574 ĨÕÕ

Agribank Thăng Long trong những năm qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phát huy truyền thống sẵn có của Chi nhánh Agribank Thăng Long.Vào tháng 1/2016, Phòng Giao dịch Cổ Bi chuyển sang Agribank Gia Lâm theo chỉ thị của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam.

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank Thăng Long

(Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự Agribank Chi nhánh Thăng Long)

Bộ máy quản lý của Chi nhánh Thăng Long được tổ chức khoa học và hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Thăng Long được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình của Agribank Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước quy định. Hiện nay, tổng số lao động của Agribank Thăng Long là 197 người trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 12%, trình độ đại học là 85% và trình độ cao đẳng, trung cấp, khác là 3%.

niềm tin của người dân cũng như năng lực cạnh tranh của một NH. Vì vậy, từ quan điểm đó, dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban lãnh đạo, chi nhánh luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được ưu tiên hàng đầu,

để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2014 - 2017

2. Kho bạc 43 0, 62 35 43 0, 3 0 5 0 2. TCKT 3.976 57,03 5,178 63, 12 5.85 1 68, 97 5.976 69,7 0 3. TCTD 7 0, 10 3 0, 04 0~ 0 5 0

Theo loại tiền tệ

1. VND 6.369 91,36 7,665 93, 43 1 8.20 6696, 8.304 5 96,8 2. Ngoại tệ 60 2^ 8, 64 53 9 6, 57 282 3,34 270 3,15

Agribank Gia Lâm làm giảm nguồn vốn nhưng chi nhánh đã bù đắp vốn bởi một số khách

hàng lớn của NH lên đến cuối năm 2017 nguồn vốn chỉ tăng nhẹ. Cụ thể cơ cấu nguồn vốn huy động được đánh giá như sau:

Cơ cấu theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: tỷ đồng

■không kỳ hạn ■dưới 12 tháng Btừ 12-24 tháng Btrên 24 tháng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long và tác giả tự tổng hợp)

Nhìn chung, giai đoạn 2014-2017, nguồn vốn không kỳ hạn chiến tỷ trọng cao, tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 40)

w