Kinh nghiệm Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 42)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2 Kinh nghiệm Agribank Chi nhánh Láng Hạ

Agribank chi nhánh Láng Hạ có địa chỉ tại Số 24, đường Láng Hạ, quận Đống Đa, cũng là chi nhánh nằm ở giữa trung tâm thành phố phát triển năng động của thành phố Hà Nội. Theo chính sách chung của Đảng, Nhà nước và chính phủ và của Agribank Việt Nam về hỗ trợ phát triển SME và Agribank chi nhánh Láng Hạ cũng nhận thấy được nhu cầu vốn của SME cũng rất lớn nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Để hỗ trợ SME trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp để đẩy mạnh mở rộng tín dụng đối với SME như sau:

- Tăng cường uy tín, chất lượng dịch vụ, tạo lòng tin cho khách hàng, nguồn nhận lực trẻ trung, năng động, phục vụ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, giúp khách hàng hiểu rõ chính sách sản phẩm tín dụng, các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Từ đó giúp cho công tác thu thập hồ sơ, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, cho cán bộ thu nhận đầy đủ chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo hiệu quả hơn về phân tích tín dụng, thẩm định...

- Cán bộ tín dụng tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng. Tổ chức hội thảo hội nghị khách hàng dành cho SME, đó là cơ hội tốt để SME biêt đến chi nhánh và cũng là cơ hội để ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu của SME, tìm được khách hàng tốt.

- Trong qua trình cho vay CBTD thường xuyên tiếp xúc DN nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, tránh rủi ro. Những nỗ lực trên đã góp phần hỗ trợ vốn cho

doanh nghiệp phát triển, đạt được mục đích mở rộng tín dụng và phát triển kinh tế đất nước.

Một số biện pháp khác cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng tín dụng cho SME là thương xuyên tổ chức buổi trao đổi về kiến thức mới cập nhập nhất về thông tin thị trường, về pháp luật liên quan đến tín dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực trình độ, năng lực quản lý, lập dự án kinh doanh hiệu quả cho cán bộ quản lí khách hàng SME. Đồng thời tăng cường mối quan hệ với cơ quan, bộ ngành, đặc biệt với các tổ chức kinh tế.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Thăng Long

Từ những kết quả đạt được của Agribank chi nhánh Mỹ Đình và chi nhánh Láng Hạ, qua kinh nghiệm thực tiễn về hỗ trợ tín dụng đối với SME, khóa luận xin đưa ra một số gợi ý đối với Agribank Chi nhánh Thăng Long như sau:

Thứ nhất là, tận dụng lợi thế vị trí nằm ở trung tâm thành phố Hà Nôi, nâng cao uy tín, vị thế ngân hàng, đẩy mạnh Marketing, đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng thông qua thiết kế các gói sản phẩm tín dụng linh hoạt phù hợp với SME, với tình hình kinh doanh trên địa bàn ví dụ như thiết kế sản phẩm cho vay theo chuỗi.

Thứ hai, thực hiện cho vay theo chuỗi sản xuất, trong đó hỗ trợ đồng bộ cả DN sản xuất, DN trung gian và DN tiêu thụ theo một quy trình khép kín. Khi đầu ra thông suốt, những khâu sản xuất, trung gian trước đó cũng trở nên hiệu quả hơn.

Thứ ba, chi nhánh có thể cung cấp thêm dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn tài chính nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng. Qua đó, SME có thể sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư là CBTD thường xuyên tiếp xúc khách hàng, từ đó đưa ra những nhận định chính xác hơn, tránh những rủi ro tín dụng. Việc tiếp xúc khách hàng để nắm bắt tâm lý khách hàng, đồng thời theo dõi thường xuyên, xác định rõ ràng các yêu cầu với TSBĐ để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Thứ năm, chi nhánh chủ động tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức, hiệp hội khác như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội các ngành nghề, các Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa... trong nhận tài trợ vốn cho SME để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này và tím kiếm, mở rộng thêm. Đồng thời duy trì hợp tác chặt chẽ với phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương.

Đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức kinh tế nước ngoài để thuận lợi hơn trong thanh toán, bảo lãnh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và có thể nhận được sự hỗ trợ vốn hợp tác phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp đa quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về SME, thấy được vai trò chủ động và quan trọng của SME trong sự phát triển bền vững của kinh tế đất nước. Ngoài ra chương 1 cũng trình bày khái quát về tín dụng ngân hàng, mở rộng tín dụng ngân hàng cũng như tính cấp thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với SME đồng thời về cả quy mô và chất lượng nhằm đem lại lợi ích cho DN, ngân hàng và nền kinh tế. Cùng với đó là những ý kiến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các SME và tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng đối với các SME. Đồng thời khóa luận nêu lên kinh nghiệm mở rộng tín dụng của hai chi nhánh Agribank Mỹ Đình và chi nhánh Láng Hạ khá thành công và đạt được những kết quả nhất định và từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Thăng Long. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để khóa luận đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với SME của Agribank - Thăng Long ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Khái quát về Agribank - chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Agribank Thăng Long tiền thân là Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hành và là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa - TP Hà Nội. SGD I được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam với chức năng chủ yếu là quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới hành lập, SGD I chỉ có hai phòng: Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán cùng một Tổ kho quỹ.

Năm 1992, SGD I được giao nhiệm vụ mới là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống Agribank VN.

Từ ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam.

Để nhanh chóng xây dựng thương hiệu kinh doanh mới, đồng thời phát huy lợi thế của Chi nhánh loại I trong hệ thống Agribank Việt Nam, Ban Giám đốc Chi nhánh Agribank Thăng Long đã có nhiều giải pháp năng động, sáng tạo. Qua các năm hoạt động, Chi nhánh đã trưởng thành và phát triển về nhiều mặt.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh

Năm 2008, Chi nhánh Agribank Thăng Long có ba Chi nhánh trực thuộc được nâng cấp thành Chi nhánh loại I thuộc Agribank Việt Nam: Chi nhánh Trung Yên, Chi nhánh Láng Thượng (Tràng An), Chi nhánh Hà Thành. Các Chi nhánh được tách từ Chi nhánh

Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng Nguồn vốn huy động 6.971 1 8.204 1ÕÕ 8.48 100 8.574 ĨÕÕ

Agribank Thăng Long trong những năm qua hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phát huy truyền thống sẵn có của Chi nhánh Agribank Thăng Long.Vào tháng 1/2016, Phòng Giao dịch Cổ Bi chuyển sang Agribank Gia Lâm theo chỉ thị của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam.

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank Thăng Long

(Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự Agribank Chi nhánh Thăng Long)

Bộ máy quản lý của Chi nhánh Thăng Long được tổ chức khoa học và hoạt động dựa trên nguyên tắc dân chủ. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Thăng Long được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình của Agribank Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước quy định. Hiện nay, tổng số lao động của Agribank Thăng Long là 197 người trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 12%, trình độ đại học là 85% và trình độ cao đẳng, trung cấp, khác là 3%.

niềm tin của người dân cũng như năng lực cạnh tranh của một NH. Vì vậy, từ quan điểm đó, dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban lãnh đạo, chi nhánh luôn coi trọng và đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được ưu tiên hàng đầu,

để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2014 - 2017

2. Kho bạc 43 0, 62 35 43 0, 3 0 5 0 2. TCKT 3.976 57,03 5,178 63, 12 5.85 1 68, 97 5.976 69,7 0 3. TCTD 7 0, 10 3 0, 04 0~ 0 5 0

Theo loại tiền tệ

1. VND 6.369 91,36 7,665 93, 43 1 8.20 6696, 8.304 5 96,8 2. Ngoại tệ 60 2^ 8, 64 53 9 6, 57 282 3,34 270 3,15

Agribank Gia Lâm làm giảm nguồn vốn nhưng chi nhánh đã bù đắp vốn bởi một số khách

hàng lớn của NH lên đến cuối năm 2017 nguồn vốn chỉ tăng nhẹ. Cụ thể cơ cấu nguồn vốn huy động được đánh giá như sau:

Cơ cấu theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: tỷ đồng

■không kỳ hạn ■dưới 12 tháng Btừ 12-24 tháng Btrên 24 tháng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long và tác giả tự tổng hợp)

Nhìn chung, giai đoạn 2014-2017, nguồn vốn không kỳ hạn chiến tỷ trọng cao, tăng qua các năm. NH đã tận dụng sử dụng nguồn vốn giá rẻ này để phục vụ mục đích cho vay vì loại KKH là nguồn vốn có lãi suất rất thấp. Do NH thực hiện tốt việc thỏa thuận động viên khách hàng vay vốn mở tài khoản, gửi tiền tiết kiệm để thực hiện việc chi trả lãi và hóa đơn các hàng hóa dịch vụ như điện nước, cước viễn thông... cùng với việc tiếp cận các cơ quan đơn vị, trường học mở tài khoản phát hành thẻ, chi lương qua tài khoản.

Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nguồn vốn không kỳ hạn và tập trung nhiều ở kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và tăng dần qua các năm đem lại nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Còn đối với kỳ hạn trên 24 tháng tỷ trọng giảm dần qua các năm và đến năm 2017 chỉ còn

37 tỷ đồng. Nguyên nhân lãi suất huy động của Agribank áp dụng chung cho kỳ hạn trung dài hạn đồng thời thấp hơn so với NHTM cổ phần nên không tạo ra sức hút với khách hàng. Đồng thời tâm lý người gửi tiền không muốn gửi kỳ hạn dài, thường chỉ gửi ở các kỳ ngắn hạn để tiện cho việc rút tiền khi cần thiết để phục vụ nhu cầu cá nhân, có tính chu kỳ như tiền chi tiêu hàng tháng, hàng quý mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn.

Cơ cấu theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 2.2 Huy động vốn phân theo khách hàng của Agribank Thăng Long giai

đoạn 2014-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

■ Dân cư BTCKT -Kho bạc -TCTD

5976

0 Năm 2017

0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long và tác giả tự tổng hợp)

2014 2015 2016 2017 Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tăng trưởng (%)

Doanh số cho vay 2.04 3 1.99 1 - 2,55 1.901 - 4,50 2.24 3 + 18,00 Doanh số thu nợ 1.88 7 6 2.19 +16,40 2.313 5 +5,3 4 2.47 7,00+ Tổng Dư nợ 1.90 4 6 1.79 5,67- 1.703 5,17- 6 2.07 0 +21,9

án của Bộ LĐTBXH, Tổng Công ty Chăn nuôi, Công ty TNHH 1TV nước sạch Hà Nội, Xí nghiệp nước sạch Ba Đình, Cục Tần số vô tuyến điện, Công ty Dược phẩm Việt Áo...

Cơ cấu theo loại tiền

Biểu đồ 2.3 Huy động vốn phân theo loại tiền của Agribank Thăng Long giai đoạn

2014 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng

■ VND BNgoai tệ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long và tác giả tự tổng hợp)

Từ biểu đồ 2.3, ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn nội tệ các năm từ 2014 đến 2017 đều tăng và chiếm tỷ lệ rất cao (trên 91%). Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động từ VNĐ năm 2015 là 7.665 tỷ đồng tăng 1296 tỷ, tương đương 20,35% so với năm 2014; năm 2016 tăng 536 tỷ đồng, tương đương tăng 7% so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2017, con số này tăng nhẹ từ 8.201 tỷ đồng lên 8.304 tỷ đồng, tương đương tăng 1,3%.

Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2016 nguồn USD giảm 50% so với đầu năm 2015, từ 539 tỷ đồng xuống 282 tỷ đồng do lãi suất ở 0%/năm, người dân có xu hướng chuyển đầu tư hướng khác. Điều này chủ yếu do Agribank Thăng Long thực hiện chính sách chống đô la hóa của NHNN như duy trì lãi suất tiền gửi USD thấp, đặc biệt ngày 17/12/2015, NHNN ban hành Quyết định 2589/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng USD của cả tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài thay thế Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/9/2015 trước đó. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD và chi nhánh NH nước ngoài) cũng như cá nhân đều là 0%. Đồng thời, chênh lệch lãi suất VND/USD ở mức cao nhằm chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ do đó không hấp dẫn người gửi tiền USD, tăng tính hấp dẫn nếu nắm giữ đồng nội tệ.

2.1.3.2 về hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thăng Long

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, đem lại cho NH phần lớn thu nhập nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất và có nguy cơ mất vốn. Trong thời gian qua, chi nhánh luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Vì vậy Agribank - Thăng Long đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh) về Doanh số cho vay: Liên tục giảm sau 3 năm từ 2014-2016 và đến năm 2017 tăng. Chỉ tiêu này giảm nhẹ trong năm 2014 - 2016, điều này có thể lí giải đây là những năm đầy khó khăn của DN, hàng tồn kho tăng cao, trong khi nợ xấu tăng cao chung toàn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 42)

w