6. Kết cấu của đề tài
3.3.4 Kiến nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Đối với SME nói chung
Các SME chấp hành nghiêm chỉnh Luật DN, luật kế toán và các quy định về tài chính, kế toán của nhà nước, cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy và báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch phản ánh đúng tình hình thực tế của DN. Tăng cường trao đổi nguồn thông tin là điều kiện quan trọng để các SME có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn. SME cần cung cấp các thông tin báo cáo chính xác kịp thời cho các TCTD khi có yêu cầu. Việc minh bạch thông tin của các SME còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, giảm các chi phí và thời gian để thẩm định cũng như cho vay, họ sẽ có động lực để đầu tư lâu dài vào các SME.
Sử dụng vốn vay NH đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng. Phối hợp với NH trong việc thẩm định kiểm tra trước, trong và sau cho vay. Có thiện chí hợp tác với NH trong việc xử lý TSBĐ.
Chủ động trau dồi, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tích cực tìm hiểu các thông tin về công nghệ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng các sản phẩm hàng hóa làm ra phải có tính cạnh tranh và thị trường tiêu thụ.
SME cần quan tâm hơn việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính. Bởi vậy, đây là một cơ sở đảm bảo DN thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh, ngoài ra nó cũng đảm bảo cho DN sử dụng vốn vay đúng mục đích, đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của các ngân hàng khi cho DN vay vốn. Đồng thời nâng cao trình độ công nhân viên trong DN để họ nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, tăng năng suất lao động đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao từ các khoản vay, đem lại niềm tin cho NH.
Chủ động nâng cao quy mô vốn tự có của DN mình để đáp ứng được các yêu cầu về vốn chủ sở hữu, TSĐB khi đến vay tại ngân hàng. DN có thể tăng vốn bằng cách cổ phần hóa, kêu gọi đầu tư...
• Đối với hiệp hội SME
Một là tăng cường sự tiếp xúc của hiệp hội SME với các hiệp hội, tổ chức kinh tế khác để mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các DN
Hai là, nắm bắt thông tin hoạt động SXKD của các SME thành viên, thu thập ý kiến của các DN hội viên và những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất nhưng giải pháp tháo gỡ, tạo môi trường SXKD thông thoáng.
Ba là, giúp các SME có những thông tin đầy đủ về thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc hội thảo, hội trợ triển lãm với mục địch trao đổi, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các DN.
Bốn là, cần tạo khung pháp lý đầy đủ và phù hợp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và SXKD trong hành lang pháp luật cho các hội viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với SME tại Agribank - Chi nhánh Thăng Long và đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó, đồng thời căn cứvào phương hướng hoạt động kinh doanh và phát triển hoạt đông tín dụng đối với SME trong thời gian tới kết hợp với các chủ trương chính sách của Nhà nước về mở rộng tín dụng đối với SME, chương 3 khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa việc cấp tín dụng cho các SME tại Chi nhánh Thăng Long. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để quá trình mở rộng tín dụng đối với SME đạt được hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế. SME luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm hỗ trợ phát triển, đặc biệt là vấn đề về vốn, đưa ra các chính sách hỗ trợ để SME dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vai trò của SME đã và đang được khẳng định ngày càng rõ nét hơn. Việc mở rộng tín dụng đối với SME trở thành chiến lược của các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh Thăng Long nói riêng có lợi cho cả ngân hàng và SME. Trong thời gian vừa qua, Agribank chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với SME.Sau khi nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn, khóa luận đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về đặc điểm của SME, vai trò của tín dụng đối với SME và tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng đối với SME.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng mở rộng tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long, từ đó rút ra những kết quả, tồn tại và đưa ra những nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng đối với SME mà Chi nhánh Thăng Long có thể áp dụng được trong thời gian tới. Đồng thời, khóa luận cũng đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể để việc tổ chức thực hiện các giải pháp được nhanh chóng, thuận lợi.
Do kinh nghiệm thực tế, kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đượcnhững ý kiến tham gia góp ý của Quý thầy cô, Lãnh đạo chi nhánh Thăng Long và tất cả những ai quan tâm để đề tài này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực đối với công tác mở rộng tín dụng SME không chỉ tại chi nhánh Thăng Long mà còn được các NHTM khác áp dụng và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Cuối cùng, em xin trân thành cảm ơn đến Quý các thầy cô tại Học viện Ngân hàng; Đặc biệt, em cảm ơn Tiến sĩ Hà Thị Sáu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bài khóa luận này. Em cũng xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình từ ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, viên chức Chi nhánh Thăng Long trong quá trình em thực tập tại Chi nhánh và tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2014, giáo trình “Tín dụng ngân hàng”, Học viện Ngân hàng. 2. Các văn bản Luật:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
- Luật số 04/2017/QH14 - Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày 12/6/2017 của Quốc hội 14
- Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Quyết định 1938/QĐ-NHNN ngày 25/9/2015 về Quyết định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 - Quyết định 2598/QĐ -NHNN ngày 17/12/2015 về Quyết định mức lãi suất tối đa đối
với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. - Thông tư 24/2015/TT-NHNN ngày 08/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định cho
vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.
- Thông tư số 07/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Quyết định 42/2017/QH14 về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc
hội ban hành ngày 21/6/2017.
- Quyết định số 2173/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh NH nước ngoài
3. Một số văn bản về chính sách tín dụng và báo cáo tổng kết kinh doanh của Agribank Việt Nam:
- Quyết định số 226/QĐ - HĐTV - TD, Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Quyết định số 838/QĐ - HĐTV - TD, Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Quyết định số 35/QĐ - HĐTV - TD, Quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhchi nhánh ThăngLong năm2014 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhchi nhánh ThăngLong năm2015 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhchi nhánh ThăngLong năm2016 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhchi nhánh ThăngLong năm2017
- Quyết định số 3585/NHNo -TD Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tín dụng 2018 định hướng đến năm 2020 - chi nhánh Thăng Long.
- Công văn số 1032 ngày 18/04/2016 về Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
4. Nguyễn Mạnh Cường, 2018, “Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ - Tạp chí - cơ quan thông tin lý luận của Bộ công thương số 2/2018
5. Nguyễn Thị Diệu Linh, 2017, “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Đình”
6. Các Website:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: http://www.agribank.com.vn/
- Ngân hàng nhà nước: https://www.sbv.gov.vn/ - Tạp chí ngân hàng, http://tapchinganhang.com.vn/ - Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.com.vn/ - Tạp chí công thương, http:// tapchicongthuong.vn/ - Trang web của Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn
7. Nguyễn Thị Hiền - Phó viện trưởng viện chiến lược ngân hàng, 2017, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
8. ThS. Nguyễn Thị Cúc - 2016, “Để doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập hiệu quả”, Công ty VTC MEDIA - Tổng công ty VTC
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/de-doanh-nghiep- nho-va-vua-hoi-nhap-hieu-qua-81405.html
9. Đậu Tuấn Anh - Trưởng ban pháp chế, 2015, “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khi hội nhập”, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
https://luattaichinh.wordpress.com/2015/10/06/giai-php-ho-tro-doanh-nghiep-khi-hoi- nhap/
10. TS. Nguyễn Ngọc Hà, 2016, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/phat-trien-doanh- nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-96533.html