6. Kết cấu của đề tài
1.3.1 Khái niệm về mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mở rộng là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao.
Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Từ cơ sở lý luận được trình bày ở trên, đề tài xác định khái niệm về mở rộng tín dụng như sau: “Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm sự mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu theo hướng hợp lý đi kèm với chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa””.
Mở rộng quy mô tín dụng là sự gia tăng về số lượng khách hàng, doanh số cho vay, dư nợ của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Thay đổi theo cơ cấu theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn hay tỷ trọng tín dụng các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong tổng dư nợ tín dụng theo hướng ngày càng phù hợp hơn với mục tiêu và điều kiện phát triển trong từng thời kỳ. Nâng cao chất lượng tín dụng là làm cho các khoản cấp tín dụng an toàn và có hiệu quả hơn.
Như vậy, việc mở rộng tín dụng đối với các SME được biểu hiện ở hai mặt định tính và định lượng. Mặt định lượng là sự tăng về quy mô: số lượng các SME vay vốn, tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay với đối tượng khách hàng SME. Đồng thời đi đôi với mở rộng quy mô là vấn đề chất lượng tín dụng đối với SME, ngân hàng cần quan tâm tới khoản vay có thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn, các khoản vay có sử dụng đúng mục đích vay đã cam kết không. Mặt định lượng là đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng và đối tượng SME với nhiều ngành nghề, thành phần kinh tế, tăng cường uy tín, giá trị thương hiệu. Việc mở rộng tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo được cả hai mặt trên.