Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Ch

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 84 - 88)

6. Kết cấu của đề tài

3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Ch

nhánh Thăng Long.

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2.1.1Xây dựng quy trình tín dụng chuẩn dành riêng cho SME, cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với SME

Quy trình tín dụng tín dụng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó thể hiện quá trình tiếp cận trực tiếp với khách hàng về mọi mặt. Một quy trình tín dụng chuẩn cho từng đối tương cụ thể sẽ giúp cho NH có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong khi đó, từng bước của quy trình việc áp dụng cho SME cũng đang đặt ra những yêu cẩu riêng, đòi hỏi chi nhánh phải xây dựng một quy trình chuẩn cho SME, phù hợp với các đặc điểm, tính chất của SME để có thể thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của SME. Vì thế những cố gắng của ngân hàng trong việc tạo điều kiện tiếp cận vốn sẽ được thể hiện ở quy trình tín dụng.

Hiện nay, tại chi nhánh phòng khách hàng DN làm việc với cả các đối tượng là SME và DN lớn, vì thế nên quy trình tín dụng vẫn dùng chung cho cả hai đối tượng này. Do khách hàng lớn hầu hết có nhu cầu vay vốn với quy mô lớn nên hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên, các SME khó có thể đáp ứng được đầy đủ các điều

Xây dựng quy trình cho vay đồng thời cải tiến đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn: Việc chi nhánh rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; Nâng cao năng lực thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay; nghiên cứu, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của DN.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án để xác định tính hiệu quả của dự án. Nó là căn cứ ra quyết định cho vay hay không. Khi thẩm định tổ chức tín dụng sẽ xem xét đánh giá tính khả thi hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh. để đưa ra quyết định cho vay. Để có thể thẩm định được chính xác thì từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó đều rất quan trọng. Để mở rộng tín dụng kèm theo đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng thì chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ở mọi khâu của quy trình cho vay.

- Muốn công tác thẩm định được thực hiện một cách có hiệu quả thì chi nhánh cần phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định tốt, am hiểu về mọi lĩnh vực kinh doanh. Bởi vậy việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết. Chi nhánh có thể thường xuyên tổ chức các khóa học nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ cho các cán bộ, gửi cán bộ đi thực tế tại nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, truyền hình, internet.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: thông tin này cần đảm bảo tính chính xác, tin cậy. Cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin cần thiết đảm bảo tránh rủi ro khi quyết định cho vay. Thẩm định khách hàng thông qua nhiều phương diện như thẩm định tư cách pháp nhân, dựa vào lịch sử tín dụng xem khách hàng đó đã từng trả chậm hay có nợ xấu trước đây hay không, xem xét mối quan hệ trong quá khứ của khách hàng với các bạn hàng của DN, phỏng vấn người vay, thông tin về năng lực dân sự, hành vi nhân sự. Có thể nắm bắt thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp, các phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm thông tin tín dụng quốc gia của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp hoặc các cơ quan chức năng. Hoặc thông tin từ Hiệp hội SME, từ phòng thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI)... Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình thực tế tại các cơ sở của DN. Có như vậy, thông tin mới đảm bảo tính cập nhật, chính xác, đáng tin cậy.

- về phân tích và đánh giá khách hàng: Yếu tố đầu tiên khi phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là phân tích thị trường. Để phân tích thị trường một cách chính xác thì yêu cầu các nhân viên thẩm định tín dụng phải am hiểu thị trường về các mặt như nhu cầu thị trường, giá cả, nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra.. .để nhận định và có dự đoán tốt trong tương lai về ngành cũng như về DN.

Bên cạnh đó, dựa vào các báo cáo tài chính, cần phân tích tốt các chỉ tiêu để đánh giá khả năng trả nợ của DN, tốc độ vòng quay bình quân, tình hình tiêu thụ cũng như lợi nhuận của DN. Trong đó, khi phân tích phải dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để có cái nhìn và đánh giá xác thực nhất. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tình hình tài chính thì chưa đủ bởi lẽ một DN có tình hình tài chính tốt nhưng chưa chắc phương án kinh doanh hiệu quả. Nếu phương án khả thi thì dẫn tới hoạt động SXKD có hiệu quả, tạo nguồn thu thì khách hàng mới có khả năng trả nợ khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Do đó, khi thẩm định cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, vì đây là yếu tố quyết định đến khă năng trả nợ của khách hàng.

3.2.1.3Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thu hồi nợ quá hạn để nâng cao chất lượng tín dụng

Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát

Việc kiểm tra và giám sát các khoản vay cũng là công việc rất quan trọng, giúp NH có thể chắc chắn các khoản vay sẽ được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Các cán bộ tín dụng cần đôn đốc kiểm tra giám sát khoản vay từ lúc bắt đầu giải ngân, nhằm ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra khả năng phát triển của dự án, xem xét quá trình luân chuyển vật tư, quá trình sản xuất và hình thành hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra TSBĐ, đánh giá tình hình kinh doanh của DN để có những bước chuẩn bị giải quyết khi gặp vấn đề trong quá trình vay vốn. Thông qua quá trình kiểm tra giám sát các DN vay vốn, cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho DN để giúp cho DN hoạt động tốt hơn. Việc kiểm tra giám sát sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả thu hồi vốn của NH.

- Đối với những khoản vay đủ tiêu chuẩn, được đánh giá là có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn, các cán bộ tín dụng cần chú ý đôn đốc, nhắc nhở việc trả nợ đúng hạn.

- Đối với các khoản vay có nguy cơ không trả được nợ do những nguyên nhân khách

quan như thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn... cán bộ tín dụng có thể phối hợp với chuyên gia tư vấn để giúp DN tháo gỡ vướng mắc, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và trả nợ cho NH.

- Đối với các khoản vay có nguy cơ mất vốn, cán bộ phải nhanh chóng tìm cách thu hồi vốn qua TSBĐ hoặc thanh lý hàng hóa.

Tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ.

Công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mở rộng cho vay SME nhằm tránh rủi ro cho NH và cần tiến hành đồng thời theo 2 hướng:

Trước hết, giám sát quá trình cho vay từ khi thẩm định cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãi. Điều đó đòi hỏi việc kiểm tra kiểm soát cần theo quy trình:

- Kiểm tra trước khi cho vay: tình hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, chữ kí, con dấu. - Kiểm tra trong khi cho vay: sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không

- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra TSBĐ, khả năng thu hồi nợ, kịp thời phát hiện những khoản nợ chất lượng thấp khó có khả năng thu hồi và xử lý.

Sau đó, giám sát công việc của cán bộ tín dụng: quá trình thẩm định, giải ngân, giám sát của cán bộ đó có đúng quy trình hay không.

Xử lý nợ quá hạn.

Mặc dù chất lượng tín dụng SME của Agribank Thăng Long nhìn chung vẫn được duy trì dưới sự kiểm soát tốt của ngân hàng, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng ở mức thấp so với toàn hệ thống, nhưng lại có xu hướng tăng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) qua các năm. Ngân hàng nên tiến hành các biện pháp:

- Thường xuyên phân tích tình trạng nợ xấu, về khả năng thu hồi nợ với từng khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, xác định nguyên nhân, đề ra phương án thu nợ cụ thể. Thành lập các tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nợ xấu. Từ Hội sở đến các chi nhánh, các phòng giao dịch tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo thu hồi nợ và phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các ban thu nợ, đồng thời quản lý chặt chẽ nợ đến hạn, quá hạn.ngăn chặn nợ xấu phát sinh đến mức cao nhất.

- Thực hiện nhập dữ liệu cho vay đầy đủ, chính xác trên hệ thống IPCAS, từ cơ sở đó tiến hành phân loại nợ tới từng khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.

- Tăng cường tự kiểm tra hoạt động DN, sàng lọc khách hàng, tăng cường xử lý thu hồi nợ. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ khâu thẩm định, gắn trách nhiệm cho cán bộ tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi nợ, từng bước củng cố cho vay DN, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 063 (Trang 84 - 88)

w