6. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, Nhà nước hoàn thiện khung pháp lý cho SME, tạo sự đột phá trong việc cải cách hệ thống pháp luật để khuyến khích, định hướng các SME hoạt động theo khuôn khổ nhất định, từ đó có ý thức tuân thủ đúng quy chế hoạt động của Nhà nước. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật như luật DN, luật kinh doanh, luật cạnh tranh và các văn bản liên quan vẫn chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Nhà nước cần ban hành thống nhất, không bị chồn chéo, mâu thuẫn và hoàn thiện các chính sách thuế, chính sách thương mại, chính sách hỗ trợ SME... Việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn sản xuất để tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường
chính sách ổn định, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai, cải cách mô hình tổ chức và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các SME ở các địa phương để phát huy vai trò của tổ chức này trong việc giúp các SME bị hạn chế về uy tín, tài sản thế chấp, các điều kiện vay vốn sẽ được tiếp cận với vốn ngân hàng hơn. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ nhằm giúp hỗ trợ các SME sử dụng và phát triển công nghệ mới, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi về công nghệ rất cao. Quy bảo lãnh tín dụng co thể cấp bảo lãnh một phần hoặc bảo lãnh toàn bộ phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của bên được bảo lãnh tại tổ chức tín dụng; bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng bao gồm nghĩa vụ trả nợ.
Thứ ba, tổ chức các xây dựng trung tâm tư vấn hỗ trợ SME. Tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng SME nhằm cung cấp các kiến thức liên quan đến kỹ thuật công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý DN với các chương trình từ thấp đến nâng cao. Đặc biệt quan tâm đến việc trợ giúp các SME trong việc nâng cao năng lực trình độ của người quản lý, cung cấp các kiến thức kinh doanh phù hợp với kinh tế thị trường cho đội ngũ quản lý SME.
Thứ tư, cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn về hoạch toán kế toán của các SME, cấp và thu hồi giấy phép, quản lý và giải quyết cho DN giải thể và phá sản kịp thời.. .tạo hành lang thuận lợi cho việc cấp tín dụng và quản lý tín dụng.
Thứ năm, hỗ trợ SME về vấn đề thông tin. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với SME. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về việc cung cấp thông tin cho bộ phận DN này. Việc thiết lập website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho bộ phận ngành nghề SME, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới luật sẽ giúp DN có được hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời, các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lý, các quy chế của NHTM. nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của SME.
Thứ sáu, giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho SME. Các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ, Ngành liên quan, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô của nhà nước. Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho của các DN nói chung và các SME nói riêng đang ở mức cao. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ phù hợp để
thúc đẩy tiêu dùng của người dân để giúp các SME giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, hoạt động hiệu quả hơn.