6. Kết cấu của đề tài
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của NH đối với SME
1.3.4.1 Các nhân tố khách quan
- Môi trường chính trị: Một quốc gia có chính trị ổn định thì sẽ tạo niềm tin cho giới đầu tư, giúp họ yên tâm đầu tư vốn sản xuất. Do vậy, môi trường chính trị có tác động đáng kể tới cả Ngân hàng và DN. Đồng thời, các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển SME sẽ giúp các DN này phát triển hơn, các DN này có nhu cầu mở rộng sản xuất và như vậy nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên. Các Ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cho DN vay vốn để mở rộng sản xuất.
- Môi trường kinh tế: Sự phát triển kinh tế của đất nước có tác động rất nhiều đến hoạt động cho vay của NHTM bởi nhu cầu tín dụng của các DN phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng tăng lên. Đó cũng là cơ hội tốt cho các DN đầu tư mở rộng sản xuất, nhu vầu vay vốn tăng lên, các NHTM mở rộng cho vay. Ngược lại nền kinh tế khó khăn thì mở rộng tín dụng khó khăn hơn.
- Môi trường pháp lý: Hoạt động tín dụng của ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi trong quyết định cho vay. Neu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây ra những rủi ro trong hoạt động cho vay như khách hàng có hành vi lừa đảo, cán bộ tín dụng có hành vi sai trái.. .ảnh hưởng đến chất lượng cho vay
- Môi trường văn hóa - xã hội: Sự ổn định về văn hóa, xã hội cũng góp phần nâng cao hiệu quả mở rông tín dụng đối với SME. Một xã hội ổn định sẽ giúp các SME thực hiện đầu tư và phát triển, các NHTM mạnh dạn tài trợ cho các dự án SME. Sự bất ổn về văn hóa, xã hội làm suy thoái đất nước, việc sản xuất kinh doanh của DN cũng như hoạt động của NH bị ảnh hưởng.
1.3.4.2 Các nhân tố chủ quan
❖ Từ phía Ngân hàng
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của NH là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng để đạt được các mục tiêu đề ra. Chính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về lãi suất, chính sách về thời hạn và kì hạn trả nợ, chính sách về tài sản đảm bảo. Các chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng linh hoạt, hợp lý, hấp dẫn sẽ giúp cho NH thu hút được đông đảo khách hàng, tăng thu nhập, lợi nhuận, cải thiện hình ảnh và uy tín của NH; đồng thời đảm bảo phân tán và hạn chế rủi ro cho NH.
- Hệ thống thông tin tín dụng: Một hệ thống hữu hiệu, nắm bắt kịp thời chính xác luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét và đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, đề phòng được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Chính sách huy động vốn: Một trong những chức năng quan trọng của NH đó là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Do đó, NH muốn mở rộng hoạt động cho vay thì phải làm tốt công tác huy động vốn. Nếu NH huy động được một lượng vốn lớn đa dạng về thời hạn, quy mô thì NH có thể mở rộng giới hạn tín dụng cho khách hàng và do vậy, các SME có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn NH.
- Chính sách hỗ trợ phát triển của các SME của Ngân hàng: Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt các NH như hiện nay, các NH thường đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng. Có NH tập trung vào đối tượng là DN lớn, có tiềm lực tài chính lớn để giảm
thiểu rủi ro. Họ đưa ra các ưu tiên cho các DN lớn khi vay vốn. Điều đó làm các SME càng khó khăn hơn khi vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay một số NH đã có những chính sách hỗ trợ các SME. Các SME tuy có quy mô nhỏ số lượng vay thường không lớn bằng các DN lớn nhưng tổng số các SME lại rất lớn. Đây chính là lượng khách hàng tiềm năng của các NHTM trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của bất kì tổ chức nào, bao gồm cả các NHTM. Hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng. Khi NH có đội ngũ nhân viên với trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt thì các nghiệp vụ NH nói chung và các nghiệp vụ tín dụng nói riêng có thể được thực hiện một cách hệ thống, chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Hoạt động Marketing Ngân hàng: Marketing Ngân hàng là một tập hợp các hoạt động của Ngân hàng, từ việc tìm ra nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu đó bằng các biện pháp, dịch vụ NH nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bằng các hoạt động marketing như: khuyếch trương, phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng, thiết lập kênh phân phối hiệu quả, chính sách giá phù hợp, ... NH vừa giữ chân được khách hàng hiện tại, vừa phát triển thêm đối tượng khách hàng mới, tăng uy tín và hình ảnh NH.
- Kiểm soát nội bộ: Trong quá trình cho vay, kiểm soát tín dụng là hoạt động thường xuyên, cần thiết, giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro và có các biện pháp ứng phó được với những tình huống bất ngờ. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn thực hiện đối với bản thân ngân hàng (quy trình vay, quản lý vốn) để loại trừ cán bộ có phẩm chất không trung thực, tham ô, gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng
❖ Từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Khả năng tài chính, khả năng trả nợ của SME: Hiện nay, SME mặc dù phát triển mạnh về số lượng nhưng vốn điều lệ khi thành lập thường nhỏ. Cơ cấu vốn thường là 25 - 30% là TSCĐ, còn lại 70 - 75% là vốn lưu động. Vì vậy để đảm bảo nguồn lưu động kinh doanh thì các DN này phải huy động từ nhiều nguồn (cả chính thức và phi chính thức với chi phí cao). Ngân hàng sẽ không dám mạo hiểm cho vay đối với khách hàng không có uy tín hoặc uy tín bị giảm sút, khả năng tài chính đang có vấn đề. Việc sử dụng hệ thống kế toán chuẩn, báo cáo tài chính kịp thời, công khai, minh bạch và đã được kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận ngân hàng. DN có tình hình tài chính lành mạnh,
trung thực, minh bạch thì tạo dựng được niềm tin cho nhân viên ngân hàng, thiết lập được mối quan hệ lâu dài đối với ngân hàng.
- Tính khả thi của phương án vay vốn: Khi cho vay đối với một khách hàng thì ngân hàng thường quan tâm nhiều đến ba nhân tố: phương án sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ. Tính khả thi của phương án quyết định rất nhiều đến khả năng của DN trong việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng vì phương án vay vốn thể hiện kế hoạch của DN trong việc dự định sử dụng vốn. Tính khả thi càng hiệu quả bao nhiêu thi khả năng ngân hàng tài trợ sẽ nhiều bấy nhiêu.
- Thiện chí và tính trung thực trong việc cung cấp các thông tin của DN: Đây là yếu tố quan trong giúp ngân hàng thẩm định được hồ sơ vay vốn có chính xác hay không, nhất là trong điều kiện nguồn thông tin trong ngân hàng còn hạn hẹp, các thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế. Một DN có tính trung thực cao thì sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.
- Trình độ và khả năng quản ý đội ngũ cán bộ lãnh đạo của DN: Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp DN đứng vững và phát triển. DN làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Trình độ năng lực cán bộ của DN là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ trước khi cấp tín dụng.