6. Kết cấu của đề tài
3.1.3 Định hướng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Với chủ trương, chính sách quan điểm hỗ trợ phát triển SME của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, của Agribank Việt Nam, Agribank Thăng Long cũng đã có những chủ trương chính sách, đinh hướng cho mình, thực hiện mục tiêu hoạt động kinh doanh là “Tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn”, tiếp tục duy trì tập trung ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao, cho vay xuất khẩu cho SME và các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách của Nhà nước. Đặc biệt tiếp tục phát triển đối tượng khách hàng tiềm năng là SME hoạt động có hiệu quả trên địa bàn và các khu vực lân cận, nâng cao tỷ trọng cho vay đối với SME, mở rộng tín dụng kèm theo việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng tín dụng. Do vậy, ban lãnh đạo chi nhánh đề ra định hướng về mở rộng tín dụng SME như sau:
- Tập trung huy động vốn tại khu vực, địa bàn hoạt động của chi nhánh, tranh thủ các nguồn vốn trung ương, nguồn tài cấp vốn... Giao chỉ tiêu kinh doanh cụ thể cho các PDG về cho vay DN nói chung và SME nói riêng. Tiếp tục phát triển cho vay SME đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, cân đối cơ cấu dư nợ trên từng loại hình kinh tế.
- Tổ chức khảo sát tình hình kinh tế trên địa bàn, cán bộ NH giúp đỡ, tư vấn cho các DN trong việc xây dựng các phương án kinh doanh, khơi dậy nhu cầu vay vốn của các DN nhằm mở rộng đầu tư trung và dài hạn, giúp DN đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc đổi mới công nghệ, quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.
- Tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng mới mà chủ yếu là SME. Để làm được việc này một cách hiệu quả, trước hết ngân hàng sẽ chú trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc cho các cán bộ, phân đúng người đúng việc, đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc bất kiêm nhiệm, giúp NH tìm kiếm cơ hội đầu tư, tư vấn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các SME. Đồn thời chi nhánh sẽ đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với các loại hình SME.
- Tài trợ vốn hỗ trợ duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của SME, ưu tiên các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, các DN thương mại dịch vụ, DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao... Tiếp tục cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng cho vay SME trên cơ sở tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, có chọn lọc. Tập trung vào cho vay các ngành, lĩnh vực ít rủi ro và được dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
- Cải tiến thủ tục, rút ngắn thời gian chấp thuận về chủ trương để chi nhánh tiếp cận thẩm đinh khách hàng, dự án. Nới lỏng dần các điều kiện tín dụng, điều kiện về TSBĐ cho SME để giúp DN có khả năng tiếp cận được với vốn TDNH.
- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của các SME.
- Tiếp tục thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đề cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ dưới nhiều hình thức như kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt các thể lệ, quy chế đã ban hành theo quy định.
Từ những định hướng và chỉ đạo của Chính phủ, của Thành phố Hà Nội, của Agribank Việt Nam, Agribank Thăng Long xác định chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 theo công văn số 3585/NHNo-TL về kế hoạch hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thăng Long:
- Huy động tăng mỗi năm 18% so với năm trước,
- Mỗi năm tăng 40-45% số lượng SME có quan hệ vay vốn với chi nhánh so với năm trước.
- Với tổng dư nợ dự kiến từ nay đến 2020 mỗi năm tăng 20% so với năm trước - Tiếp tục kiểm soát chi tiêu nợ xấu dưới mức 3% và giảm hơn nữa.
Chi nhánh tiếp tục triển khai mở rộng các hình thức cho vay, phát huy mọi nguồn lực và khả năng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của SME.