Xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn

Hằng năm, ban lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Phú Lương tổ chức họp tổng kết đánh giá những thành công, hạn chế của năm cũ và tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Từ những việc phân tích, báo cáo ở các bộ

phận khác nhau và bám sát định hướng, chỉ đạo của Agribank chi nhánh huyện Phú Lương xây dựng vả triển khai chiến lược, kế hoạch hoạt động nói chung và huy động vốn nói riêng.

* Nguyên tắc xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn.

- Chiến lược HDV của Chi nhánh được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất điều hành kế hoạch HĐV trong toàn hệ thống, khuyến khích tính năng động sáng tạo của các Chi nhánh, đầu tư vốn và phát triển các dịch vụ NH có hiệu quả, nhằm tăng lợi nhuận.

- Với mục tiêu giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn KH với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững và lợi ích của cả KH và NH.

- Kế hoạch HDV hàng năm: Công tác xây dựng kế hoạch HDV của Chi nhánh được thục hiện theo Quy định của Hội sở và của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

- Kế hoạch HĐV gắn với các kể hoạch khác trong chi nhánh và của toàn hệ thống, phù hợp với công nghệ NH hiện đại, có kỷ cương, kỷ luật, có khuyến khích khen thưởng, xử phạt bằng lợi ích vật chất vả hành chính.

- Căn cứ vào chiến lược HĐV, Chi nhánh xây dựng chi tiêu vốn huy động hàng năm trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống.

-Tăng cường phát triển khách hàng mới trên cơ sở khách hàng hiện hữu, thông qua các đối tác

-Tập trung chăm sóc đối tượng khách hàng ưu tiên, gia tăng SPDV và tiện ích - Phát triển khách hàng theo địa bàn lợi thế của từng cán bộ

- Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm trên cơ sở khách hàng hiện hữu bằng cách phối hợp với các phòng ban khác trong chi nhánh.

* Nội dung của xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn

Kế hoạch huy động vốn được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của chi nhánh. Kế hoạch huy động vốn của chi nhánh tập trung vào những nội dung như:

- Xác định mục tiêu, phương hướng kinh doanh

Việc xác định mục tiêu, phương hướng kinh doanh dựa trên cơ sở đánh giá các nội dung sau:

+ Xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dựa trên cơ sở kế hoạch, mục tiêu của toàn hệ thống.

+ Xác định phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới trên cơ sở đánh giá, phân tích thuận lợi và khó khăn.

+ Xác định cơ cấu huy động vốn và tín dụng của Chi nhánh, duy trì mức tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước.

- Đánh giá các nhân tố tác động tới chiến lược huy động

Đây là một bước quan trọng của quá trình phân tích chiến lược, gồm có đánh giá các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

+ Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: phân tích tình hình phát triển kinh tế địa phương; chính sách lãi suất, tỉ giá của chính phủ; các nhân tố khác nhau thuộc môi trường vĩ mô như các nhân tố dân số, văn hóa, chính trị, kĩ thuật.

+ Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: các đối thủ cạnh tranh; nguồn nhân lực và công nghệ, cơ sở vất của ngân hàng.

- Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch: đây là bước quan trọng dựa trên cơ sở việc đánh giá lại các kế hoạch huy động vốn đề ra và các công việc cần làm trong thời gian tới để hoàn thành kế hoạch.

- Thông báo kế hoạch: Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm, lãnh đạo Chi nhánh thông báo cho cán bộ, nhân viên toàn chi nhánh để thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)