Tình hình thực hiện huy động vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 68 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tình hình thực hiện huy động vốn tại Chi nhánh

a. Đa dạng hóa và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ huy động vốn

Hoạt động trong bối cảnh ngày càng có nhiều tổ chức huy động vốn dành sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, để đứng vững ở địa bàn này, trong chương trình hành động giai đoạn 2017 - 2019. Agribank chi nhánh Phú Lương xác định tăng cường huy động vốn, cung cấp vốn huy động vốn cho nền kinh tế gắn với phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, huy động vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Hiện tại, Agribank chi nhánh Phú Lương triển khai các sản phẩm huy động vốn như: Tài khoản gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán); Tiết kiệm có kỳ hạn; Tiết kiệm linh hoạt; Tiết kiệm gửi góp theo định kỳ; Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ; Tiết kiệm an sinh; Tiết kiệm học đường; Tiết kiệm hưu trí.

Để thu hút khách hàng và tạo ưu thế trong cạnh tranh, bên cạnh những sản phẩm huy động vốn truyền thống (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu...) và các sản phẩm khác biệt có tính chiến lược như: tiết kiệm học đường, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm hưu trí,…là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cùng với sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank chi nhánh Phú Lương chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến (Mobile Banking, SMS Banking,…). Tuy nhiên, qua thực tế vẫn còn bộc lộ một số tồn tại:

Về công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ huy động vốn tại Agribank chi nhánh Phú Lương hiện nay chủ yếu là công tác triển khai thực hiện các sản phẩm huy động do Trụ sở chính nghiên cứu và ban hành. Tại Agribank chi nhánh Phú Lương công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ do Trụ sở chính đảm nhiệm, tại chi nhánh chỉ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình huy động vốn theo đúng quy định của ngành. Việc ban hành các sản phẩm, chương trình huy động vốn tại đơn vị rất ít, chủ yếu là vào các thời điểm cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động, cần có những sản phẩm có khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng thì chi nhánh mới ban hành các sản phẩm dịch vụ huy động vốn xen kẻ hoặc song song với các sản phẩm, chương trình huy động vốn của Trụ sở chính để thực hiện.

b. cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu của nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh Phú Lương qua 3 năm 2017-2019 được trình bày ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh Phú Lƣơng qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± %

1. Theo loại tiền

- Tiền gửi bằng VNĐ 358 99,2 461 99,7 607 99,9 103 28,8 146 31,7 - Tiền gửi bằng ngoại tệ 3 0,8 1 0,3 1 0,1 -2 -66,7 0 0,0

2. Theo kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn 53 14,7 53 11,5 63 10,4 0 0,0 10 18,9 - Tiền gửi có kỳ hạn 308 85,3 409 88,5 545 89,6 101 32,8 136 33,3 + Dưới 12 tháng 185 51,2 218 47,2 258 42,4 33 17,8 40 18,3 + Trên 12 tháng 123 34,1 191 41,3 287 47,2 68 55,3 96 50,3 3. Theo địa bàn - Trụ sở chi nhánh 136 37,7 217 47,0 238 39,1 81 59,6 21 9,7 - Phòng giao dịch Giang Tiên 122 33,8 127 27,5 192 31,6 5 4,1 65 51,2 - Phòng giao dịch Tức Tranh 103 28,5 118 25,5 178 29,3 15 14,6 60 50,8 4. Theo loại khách hàng

- Tiền gửi của cá nhân 345 95,7 453 98,1 593 97,5 108 31,3 140 30,9 - Tiền gửi của tổ chức 16 4,3 9 1,9 15 2,5 -7 -43,8 6 66,7

Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

Xét theo loại tiền, tiền gửi bằng VNĐ luôn ở mức trên 99% chứng tỏ vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu. Năm 2018, tiền gửi bằng VNĐ đạt 461 tỷ đồng, tăng 28,8% tương ứng 103 tỷ đồng so với năm 2017. Sang năm 2019, nguồn vốn này có sự tăng trưởng 31,7% tương ứng tăng 146 tỷ đồng so với năm 2018.

Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy đổi VNĐ): Năm 2017 đạt 3 tỷ đồng, chiếm 0,8%; năm 2018 đạt 1 tỷ đồng, chiếm 0,3%; năm 2019 đạt 1 tỷ đồng, chiếm 0,1%, Nguyên nhân huy động vốn bằng ngoại tệ giảm liên tục qua các năm và tốc độ tăng trưởng huy động vốn nội tệ tăng nhanh. Từ kết quả phân tích trên cho thấy, huy động vốn bằng VNĐ luôn chiếm ưu thế lớn của Agribank chi nhánh Phú

Lương. Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngoại tệ. Nguyên nhân là do Agribank chi nhánh huyện Phú Lương nằm trên địa bàn mà nền kinh tế vẫn còn nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu là VNĐ. Ngoài ra còn do lãi suất tiền gửi giảm thấp và do tỷ giá USD/VNĐ tăng cao.

Xét theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng từ 10%- 14% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018 huy động được 53 tỷ đồng, năm 2019 đạt 63 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2018. Nguyên nhân là do, Agribank chi nhánh Phú Lương đã chú trọng thu hút nguồn vốn này bằng việc sử dụng công nghệ Ngân hàng cũng như nâng cao tiện ích của các dịch vụ đi kèm nhằm đảm bảo công tác thanh toán được thực hiện nhanh, hiệu quả, chính xác và bảo mật. Nguồn vốn huy động không kì hạn chủ yếu là tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) của các cá nhân, tổ chức gửi vào với mục đích nhờ Ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Đây là nguồn vốn có chi phí vốn rẻ, việc nguồn vốn này luôn ở mức tăng trưởng đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, song với tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn so với tổng nguồn như hiện tại thì tương đối thấp. Điều này cho thấy Agribank chi nhánh Phú Lương cần phải làm tốt hơn công tác thu hút khách hàng là tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Nguồn vốn huy động dưới 12 tháng, chiếm tỷ trọng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2018 đạt 218 tỷ đồng, chiếm 47,2%, tăng 17,8% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 258 tỷ đồng chiếm 42,4%, tăng 18,3% so với năm 2018. Để có được sự tăng trưởng đều qua các năm Chi nhánh đã nắm bắt tâm lý khách hàng để có những đề xuất với Agribank Việt Nam và áp dụng các sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu người gửi tiền. Nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên, chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng. Năm 2017, đạt 34,1% trong tổng nguồn, đạt mức 123 tỷ đồng. Năm 2018, nguồn vốn huy động 191 tỷ đồng chiếm 41,2% so với tổng nguồn vốn (tương ứng tăng 55,3%) so với năm 2017 và đến năm 2019 nguồn vốn huy động đạt 287 tỷ đồng, tăng 50,3% so với năm 2018. Nguyên nhân là do nguồn tiền mang tính chất ổn định dài hạn trong tình trạng kinh tế có ít biến động như hiện nay thì người gửi tiền sẽ tìm đến các nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài hạn nhằm mục tiêu vừa an toàn vừa sinh lợi.

Xét theo địa bàn: cơ cấu nguồn vốn huy động theo địa bàn qua 3 năm 2017- 2019; Năm 2019, Trụ sở chi nhánh, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất là 39,1%; Phòng giao dịch Giang Tiên đạt 31,6%; Phòng giao dịch Tức Tranh đạt 29,3%. Kết quả này cho thấy, sự nỗ lực của các đơn vị trong công tác huy động vốn. Xét theo loại khách hàng: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân: luôn có xu hướng ổn định qua các năm, năm 2017 chiếm 95,7% tổng vốn huy động, năm 2018 tăng lên chiếm 98,1% tổng nguồn vốn huy động, năm 2019 giảm xuống chiếm 97,5%. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì giá trị của vốn huy động từ dân cư vẫn tăng qua các năm cụ thể năm 2017 đạt 345 tỷ đồng, năm 2018 đạt 453 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng so với 2018. Năm 2019 đạt 593 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng so với năm 2018. Để đạt được kết quả đó, Agribank chi nhánh Phú Lương đã thường xuyên khảo sát thị trường để đưa ra được mức lãi suất hợp lý và đã thực hiện các biện pháp để khai thác tối đa nguồn vốn này như: thủ tục gửi tiền ngày càng đơn giản, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và không ngừng đổi mới phong cách giao dịch. Agribank chi nhánh Phú Lương luôn chú trọng khai thác nguồn vốn ổn định từ dân cư kết hợp với các nguồn vốn có lãi suất thấp thông qua việc đẩy mạnh dịch vụ thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản.

c. Điều hành lãi suất huy động

Việc quy định, điều hành lãi suất huy động vốn hiện nay Agribank chi nhánh Phú Lương thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Căn cứ các văn bản hướng dẫn về lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo từng thời kỳ, Agribank chi nhánh Phú Lương quy định khung lãi suất huy động cho chi nhánh. Việc điều hành lãi suất theo khung và thống nhất cho các Chi nhánh trực thuộc làm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank trên địa bàn; khống chế các chi nhánh áp dụng lãi suất cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính sách phí trong hoạt động huy động vốn tạo sự chủ động cho chi nhánh trên từng địa bàn trong huy động vốn, giám đốc chi nhánh quyết định biểu phí dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cạnh tranh, phát triển khách hàng.

31/12/2017; 31/12/2018 và 31/12/2019 đã cho thấy lãi suất huy động vốn của Agribank chi nhánh Phú Lương trong các thời kỳ cơ bản đảm khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, có thể có một số mức lãi suất còn cao hơn, đặc biệt là so với các NHTM cổ phần. Bên cạnh đó, với những khách hàng nằm trong danh sách khách hàng ưu tiên sẽ được áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi riêng, cụ thể là cao hơn 0,1 so với mức lãi suất của khách hàng thông thường. Từ việc áp dụng chính sách linh hoạt này đã giúp Agribank chi nhánh Phú Lương giữ chân và thu hút được số lượng lớn khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một ngân hàng an toàn, uy tín với mức sinh lời phù hợp. Việc Agribank áp dụng chính sách lãi suất huy động mở trên toàn hệ thống, tạo ra một chính sách lãi suất huy động linh hoạt, lãi suất huy động tiền gửi hấp dẫn và phù hợp với từng vùng miền. Lãi suất huy động được chủ động điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường và tạo được sự công bằng.

d. Hệ thống kênh huy động vốn

- Kênh truyền thống trực tiếp

Kênh huy động vốn truyền thống trực tiếp tại Trụ sở chi nhánh, Phòng giao dịch. Trong thời gian qua, Agribank chi nhánh Phú Lương đã rất quan tâm tới mạng lưới kênh huy động qua các phòng giao dịch, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Mạng lưới huy động vốn tại Agribank chi nhánh Phú Lương được trình bày ở bảng sau.

Agribank chi nhánh Phú Lương không có sự thay đổi về các Phòng giao dịch. Đến 31/12/2019, Agribank chi nhánh Phú Lương gồm có trụ sở chính và 2 phòng giao dịch trực thuộc. Mặc dù qua 3 năm, Agribank chi nhánh Phú Lương không phát triển phòng giao dịch, tuy nhiên, có sự đầu tư, nâng cấp. Vì vậy, hoạt động của các Phòng giao dịch ngày càng có hiệu quả và tự khẳng định được sự lớn mạnh cũng như khả năng tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Đây là điều đáng mừng đối với việc thực hiện chính sách huy động vốn của Agribank chi nhánh Phú Lương.

- Kênh phân phối hiện đại

Các kênh phân phối hiện đại như mobile banking, internet banking, ATM… Kênh phân phối càng hiện đại, an toàn, bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí thì khách hàng càng an tâm gửi và mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Đây là kênh rất hấp dẫn giúp ngân hàng có được nguồn vốn huy động lớn với chi phí lãi suất thấp. Mạng lưới máy ATM, POS tại Agribank chi nhánh Phú Lương tăng trưởng qua các năm 2017-2019. Hiện tại chi nhánh đã lắp đặt được 4 máy ATM và 24 máy

POS, đây chỉ là con số tương đối đối với chi nhánh cấp 3 so với toàn hệ thống và các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn . Đến 31/12/2019, Agribank chi nhánh Phú Lương có 4 máy ATM. Qua 3 năm 2017-2019, Agribank chi nhánh Phú Lương đã không lắp đặt thêm máy ATM, nhưng các trụ ATM được nâng cấp, sửa chữa lại rất khang trang, bắt mắt, nâng hẳn tầm và thương hiệu Agribank so với thời gian trước. Số lượng POS lắp đặt mới trong năm 2019 đạt 8 máy, hoàn thành 50,0% kế hoạch năm nâng tổng số POS lũy kế đạt 24 POS.

Bảng 3.8. Kết quả phát triển mạng lƣới giao dịch tự động tại Agribank chi nhánh huyện Phú Lƣơng qua 3 năm 2017-2019

ĐVT: Máy Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 ± % ± % Hệ thống giao dịch tự động ATM và POS 16 20 28 4 25,0 8 40,0 Trong đó: Hệ thống giao dịch tự động ATM 4 4 4 0 0,0 0 0,0 Hệ thống giao dịch tự động POS 12 16 24 4 33,3 8 50,0

Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Phú Lương

Tuy nhiên, trên thực tế thì Agribank chi nhánh Phú Lương chưa triển khai triệt để các dịch vụ tiện ích, còn thiếu nhiều tính năng như: Gửi tiền qua ATM 24/24…Các tính năng của thẻ ATM còn hạn chế. Đặc biệt, nhóm dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking) chưa được khai thác. Đây là những dịch vụ có thể giúp khách hàng có thêm nhiều tiện ích, an toàn bảo mật, đồng thời tiết kiệm thời gian giao dịch ngân hàng. Dịch vụ này đã được nhiều NHTM trên địa bàn triển khai thực hiện và đã thu hút sự quan tâm rất lớn của khách hàng, giúp các ngân hàng thực hiện thành công chính sách huy động vốn.

e. Chính sách thu hút khách hàng

Chính sách quà tặng: Chính sách quà tặng đối với khách hàng tại Agribank chi nhánh Phú Lương được tổ chức thống nhất trên toàn hệ thống chủ yếu cho

khách hàng tiền gửi, vào các dịp lễ tết Nguyên đán, 30/4, Quốc khánh 2/9, Ngày thành lập ngành, dịch vụ chuyển tiền kiều hối vào dịp cuối năm. Số lượng các chương trình chăm sóc khách hàng tăng từ 12 lên 23 chương trình, trong đó, mảng KHCN tăng đều qua các năm, năm 2018 tăng 28,6% và sang năm 2019 tăng rõ rệt 55,6%, tăng nhiều hơn khách hàng doanh nghiệp. Giá trị quà tặng từ 8,4 lũy kế đạt năm 2017 lên 14,5 tỷ đồng năm 2019. Nguyên nhân là do Agribank chi nhánh Phú chú trọng đến hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, Chi nhánh cũng tự tổ chức các chương trình riêng mang tính địa phương của chi nhánh. Điều này thể hiện tính vận dụng, linh hoạt và năng động của chi nhánh trong hoạt động chăm sóc khách hàng. Điển hình như các sản phẩm: tặng quà nhân dịp các ngày lễ của khách hàng, ngày thành lập ngành, quốc tế phụ nữ, sinh nhật,….Chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thực hiện khuyến mại, chi hoa hồng môi giới theo chỉ đạo của trụ sở chính. Tuy vậy, các hoạt động chưa được chú trọng, thông tin các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, phát hành thẻ…cũng như các sản phẩm dịch vụ bán lẻ mới chưa được triển khai sâu rộng đến khách hàng, nên chưa phát huy tác dụng hỗ trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)