Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

3.4.1.1. Chính sách kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi từ dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục, khiến thị trường biến động, đã làm giá cả trong nước tăng cao. Bên cạnh đó do sự biến động trên thị trường thế giới, giá một số mặt hàng nhập khấu quan trọng như: xăng dầu; sắt thép, phân bón ... tăng đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm chậm tiến độ thực hiện nhiều dự án. Bên cạnh đó nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế luôn lơ lửng trên đầu khiến Chính phủ và NHNN phải áp dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm những chi tiêu khác. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh do chi phí vốn của doanh nghiệp cao, và tích luỹ của các doanh nghiệp giảm dẫn đến cung nguồn vốn giảm, càng gây áp lực tăng lãi suất huy động vốn, làm tăng chi phí huy động vốn của các ngân hàng.

Không những thế, chính sách của nhà nước còn chưa linh động đã ảnh hưởng đến hiệu quả huy động của Agribank chi nhánh Phú Lương. Chẳng hạn, chính sách tiền lương chưa phù hợp với sự tăng liên tục của giá cả hàng hoá sinh hoạt và dịch vụ, thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập, tỷ lệ thất nghiệp còn cao... đã làm ảnh hưởng đến tiêu dùng - tiết kiệm của nhân dân và doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ thường xuyên phải phát hành công trái, kho bạc nhà nước thường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này cũng góp phần làm hạn chế, phân tán tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng.

3.4.1.2. Tâm lý số đông và tin đồn

Hai nhân tố này thường rất dễ gây rủi ro cho ngân hàng khi không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Thực tế khi có thông tin thất thiệt về khả năng hoạt động yếu kém của ngân hàng hay Ban lãnh đạo ngân hàng, sẽ gây hoang mang cho khách hàng và ngân hàng sẽ mất lòng tin với khách hàng, khách hàng thông tin cho nhau và tác động mang tính dây chuyền, mang tính số đông, đồng loạt bảo nhau đi rút tiền ngân hàng, từ đó sẽ làm ngân hàng mất khả năng thanh toán. Điển hình là trường hợp của Ngân hàng TMCP Á Châu do tin đồn thất thiệt đã

ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng này và phải có sự bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy tâm lý đám đông và tin đồn có tác động rất lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng và có thể mang tính dây truyền làm ảnh hưởng đến cả hệ thống.

3.4.1.3. Thu nhập của khách hàng

Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến tích luỹ của người dân, từ đó cũng tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Với tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, người dân hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn, đó cũng là động lực gia tăng huy động vốn cho ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng thì những chi tiêu thiết yếu giảm, khi đó sẽ nấy sinh ra nhu cầu tiết kiệm để đầu tư hay tiêu dùng trong tương lai. Đặc biệt khi người dân có niềm tin vào ngân hàng sẽ tập trung gửi tiền với quy mô lớn hơn.

3.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung có nhiều ngân hàng hoạt động và cạnh tranh thị phần như Vietcombank, Sacombank, BIDV, Tienphongbank, ACB… Hầu hết các ngân hàng này là các ngân hàng tư nhân của các tổ chức huy động vốn ở trong và ngoài nước.

Sự cạnh tranh của các tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước ngày càng khắc nghiệt hơn. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và Agribank chi nhánh Phú Lương nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố “sân nhà" cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn.

Việc thâm nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Phú Lương gặp khó khăn hơn trước. Không những thế, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch

vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Phú Lương giảm đi đáng kể. Đồng thời chi phí huy động cao làm giảm hiệu quả huy động vốn của Agribank.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Phú Lương Thái Nguyên (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)