Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân hóa ở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 39 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân

1.4.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân hóa ở

trường THPT

1.4.2.1. Mục tiêu của dạy học phân hoá

Xu hướng dạy học hiện nay là lấy HS làm trung tâm do đó người GV phải làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của HS trong QTDH, phải coi trọng và đề cao vai trị chủ thể của HS trong q trình nhận thức, giúp HS có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển. DHPH sẽ giúp cho GV thực hiện được u cầu đó vì trong DHPH hướng đến những mục tiêu sau:

- DHPH nhằm huy động mọi năng lực, sở trường, hứng thú… của từng HS để tự học sinh tìm tịi, khám phá ra những nội dung mới của bài học.

- Phân hố HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm HS tạo điều kiện để HS tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, lập kế hoạch để giải quyết hay tiếp nhận vấn đề một cách thuận lợi nhất.

29

- DHPH để phát triển năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.

- DHPH cịn nhằm khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp; đồng thời yêu cầu GV phải trân trọng mọi cố gắng dù còn nhỏ bé của từng học sinh.

Như vậy mục tiêu chủ yếu của DHPH nhằm phát huy tối đa sự trưởng thành của HS bằng cách đáp ứng nhu cầu của HS, tôn trọng HS và giúp các em tiến bộ. Trong thực tế, kiểu DH này bao gồm cả những kinh nghiệm học tập khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học hướng đến sự phát triển cao nhất.

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học của một bài học cụ thể theo hướng phân hóa, GV phải phân loại mục tiêu cần đạt cho từng đối tượng HS. GV có thể lựa chọn phân loại mục tiêu theo các tiêu chí: năng lực học tập môn học, phong cách học tập, hứng thú,… trong học tập của HS. Ví dụ như chia bài học thành các mức độ dễ, trung bình, khó cho các nhóm yếu kém, trung bình, khá giỏi. GV cũng có thể ghép các mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí cho phù hợp với ý tưởng tổ chức DH. Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến ý tưởng và kết quả của cả quá trình DHPH.

1.4.2.2. Nội dung dạy học phân hoá

DHPH phải tạo ra nhiều sự tiếp cận nội dung khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau. Nội dung DH cần phải được phân hoá và được cụ thể bằng những nhiệm vụ học tập cho các đối tượng HS. Khi phân hoá được nội dung tương xứng với các đối tượng HS, thì HS mới có khả năng tiếp cận và giải quyết nhiệm vụ học tập có hiệu quả. Nội dung DHPH bao gồm:

i. Phân hoá nội dung giảng dạy

Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, GV tiến hành xây dựng nội dung dạy học sao cho phù hợp với các đối tượng HS khác nhau. Trong lớp học, các đối tượng HS khác nhau sẽ có sự hiểu biết, hứng thú khác nhau đối với nội dung bài học. Do vậy, GV có thể phân hố nội dung học tập thơng qua việc thiết kế một số nhiệm vụ theo các mức độ nhận thức, theo hứng thú cho phù hợp với các đối tượng HS.

- Có thể phân hố về mức độ yêu cầu thể hiện ở những nhiệm vụ được giao - Có thể phân hố về mặt số lượng: để kiến tạo một kiến thức, rèn luyện một kỹ năng nào đó một số HS này có thể cần nhiều bài tập, câu hỏi cùng loại hơn một số HS khác do đó cần ra đủ liều lượng về số bài tập câu hỏi cho từng loại đối tượng.

Mặc dù vậy khi xây dựng nội dung DHPH thì GV phải lấy trình độ chung của lớp làm nền tảng và dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học. Phân hoá nội dung

30

kiến thức phù hợp đối tượng HS yếu, kém nhằm đưa lên trình độ và điều kiện chung của HS trong lớp; đưa diện HS khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. Trên cơ sở kiến thức cơ bản, GV bổ sung, mở rộng kiến thức hoặc đưa các vấn đề liên quan đến nội dung bài học để HS khá, giỏi có thể tự tìm hiểu, tự học nâng cao kiến thức.

ii. Phân hố q trình giảng dạy

Trong quá trình DHPH cùng một nội dung nhưng GV có thể đưa ra sự hỗ trợ cho các đối tượng HS khác nhau, có thể mang tính thử thách hoặc có tính chất phức tạp khác nhau. Khi đó những HS khá, giỏi khơng cảm thấy quá nhàm chán, đơn giản khi khám phá kiến thức, còn những HS trung bình và yếu, kém khơng đến mức thất vọng vì phải đối mặt với những vấn đề q khó so với năng lực.

iii. Phân hố bài tập về nhà

Khi giao bài tập về nhà cho HS tuỳ theo các đối tượng HS khác nhau, GV giao bài tập ở mức độ khác nhau về các yếu tố sau:

- Số lượng bài tập được giao về nhà cho HS. - Mức độ khó của các dạng bài bài tập. - Mức độ gợi ý.

1.4.2.3. Phương pháp dạy học phân hoá

Trong DHPH, GV phải sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học (PPDH), đặc biệt là những PPDH tích cực dựa vào hứng thú của HS và hướng đến huy động năng lực tiềm tàng của các em. Những phương pháp được sử dụng một cách hiệu quả cho DHPH là hệ thống phương pháp trong đó chú trọng kĩ năng làm việc nhóm như:

dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng…

Khi xây dựng kế hoạch dạy học, người GV phải căn cứ vào các yếu tố như: mục tiêu, nội dung dạy học, đặc điểm của HS, cơ sở vật chất của nhà trường, số lượng HS, khả năng của GV… để lựa chọn các phương pháp DHPH phù hợp mới đem lại hiệu quả DH cao nhất.

Để thực hiện thành cơng DHPH, GV phải có năng lực dạy học tồn diện, phải vững vàng về các thao tác và kĩ thuật DH, đặc biệt là kĩ thuật DH theo nhóm. Vì cùng một thời điểm, trong lớp học ở các đối tượng khác nhau, GV sử dụng các phương pháp làm việc khác nhau đối với các nhóm.

31

1.4.2.4. Hình thức tổ chức dạy học phân hố

Cũng như PPDH, hình thức tổ chức DHPH cũng đa dạng, địi hỏi GV phải sử dụng linh hoạt nhằm phát huy hết năng lực, sở trường, hứng thú của HS. Có thể tiến hành DHPH qua một số hình thức như:

- DHPH trực tiếp trên lớp: đây là hình thức có thể tiến hành thường xuyên với đa số các bài học trên lớp. Trong quá trình DHPH, GV tiến hành xây dựng mục tiêu, nội dung, PPDH, KTĐG khác nhau đối với các đối tượng HS khác nhau.

- Hoạt động ngoại khố mơn học: là hình thức dạy học được tổ chức ngoài giờ học nhằm hỗ trợ cho dạy học nội khố, góp phần phát triển và hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của HS, phân hoá phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Đây là cách giúp HS vừa lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng đã được học trên lớp, vừa giúp HS có khơng gian thực tế để thực hành những nội dung đã học. - Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi: đối với HS giỏi cần có mức độ quan tâm riêng để phát huy hết năng lực của các em. Dạy bồi dưỡng HS giỏi có thể thực hiện ngay trong những tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phân hố nội tại thích hợp hoặc tiến hành trong một buổi riêng. Có hai hình thức để bồi dưỡng học sinh giỏi: bồi dưỡng cho các nhóm HS giỏi của lớp hoặc của khối và tổ chức các lớp chuyên bao gồm các HS giỏi và giao cho một trường đảm nhiệm.

- Dạy học giúp đỡ HS yếu, kém: là hình thức DH nhằm mục đích kèm cặp các HS yếu, kém nhằm lấp “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng và rèn luyện kĩ năng học tập. Có hai hình thức để DH giúp đỡ học sinh yếu kém: thông qua việc tổ chức DHPH trên lớp và tổ chức các lớp để phụ đạo cho các HS yếu kém.

- Dạy học qua seminar: GV định hướng chủ đề semina theo năng lực, sở thích của HS rồi yêu cầu HS chủ động chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các HS khác và sau đố tự rút ra bài học hay vấn đề khoa học. Trong quá trình chuẩn bị, GV có thể hỗ trợ ở mức độ khác nhau ứng với các nhóm đối tượng HS khác nhau để tăng hiệu quả của QTDH.

Như vậy có nhiều hình thức DHPH, nhưng dù chọn lựa hình thức DH nào, GV vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “sát đối tượng” với người học.

32

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)