Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 53 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.1. Những yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý

Người CBQL trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường. Do vậy, CBQL giữ một vai trò chủ đạo, hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.

Nếu CBQL có năng lực thì các khâu (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá) sẽ dễ đạt hiệu quả mong đợi. Hơn nữa, CBQL có năng lực thì việc đánh giá thực trạng về năng lực DHPH của GV sẽ đảm bảo sát thực, có độ chính xác cao, tìm ra được những hạn chế, yếu kém của GV, đồng thời lí giải được những nguyên nhân của nó một cách khoa học, logic. Qua đó, CBQL có thể đưa ra những giải pháp sát hợp, thiết thực và khả thi cao để phát triển năng lực DHPH cho GV ở đơn vị mình.

Quá trình đổi mới GD là một quá trình tiến hành lâu dài và đầy khó khăn. Vì vậy đòi hỏi có sự quyết tâm cao của mọi cá nhân trong ngành GD. Trong một trường THPT, mọi sự đổi mới để thành công cũng cần có sự quyết tâm của CBQL nhà trường. Khi CBQL đã quyết tâm đổi mới và đóng vai trò là lá cờ đầu thì sẽ thôi thúc được mọi thành viên trong nhà trường nhiệt tình tham gia.

1.6.1.2. Năng lực dạy học phân hoá của giáo viên

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Trước hết GV cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của DHPH trong việc phát huy tối đa tiềm năng vốn có của HS. Từ đó, GV xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bồi dưỡng năng lực DHPH.

Để CBQL thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV thì chính GV cũng phải cố gắng học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu GV không có năng lực thì những chỉ đạo của CBQL cũng không thể đạt được kết quả cao.

1.6.1.3. Ý thức, thái độ học tập của học sinh

Khi tiến hành DHPH người GV sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau, tạo điều kiện để HS phát huy tối đa những điểm mạnh của mình. Do vậy, để quá trình dạy - học đạt hiệu quả cao nhất

43

thì khả năng tiếp thu kiến thức và ý thức, sự nhiệt tình của HS tham gia vào các hoạt động là rất quan trọng. Khi quá trình dạy - học đạt hiệu quả cao sẽ là động lực để người GV tích cực tham gia các hoạt động phát triển năng lực DHPH.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)