Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 111 - 113)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang được chúng tơi trình bày trong luận văn là những biện pháp chủ yếu. Ngoài các biện pháp này cịn các biện pháp khác cũng có tác dụng bổ trợ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV nhưng trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, tác giả không đặt ra u cầu phải tìm hiểu hết.

Có thể khẳng định, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang nhất thiết phải thực hiện đồng bộ 06 biện pháp trên. Mặc dù mỗi biện pháp hướng tới một mục tiêu xác định, song các biện pháp này đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai 06 biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho cả quá trình bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. Bởi trên thực tế, các trường chuyên biệt này đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là góp phần cao chất lượng GD.

Biện pháp 1: tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp còn lại.

Biện pháp 2: chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường và chương trình dạy học các mơn học theo hướng phân hóa là việc làm rất có ý nghĩa. Khi phát triển được chương trình nhà trường, chương trình mơn học phù hợp, CBQL và GV sẽ triển khai DHPH thuận chiều và có hiệu quả cao. Bởi vì hoạt động này có thể đem tới chương trình giáo dục sát hợp với trình độ, năng lực nhận thức, sở thích… của người học.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang dựa trên nhu cầu và năng lực dạy học phân hố thực tiễn của giáo viên có vai trị định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực DHPH diễn ra chủ động, đúng hướng. Biện pháp này đã cụ thể hoá biện pháp 4 và 5.

101

Biện pháp 4: chỉ đạo đa dạng hố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHPH cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang giúp GV hoàn thành nội dung trong kế hoạch đã đề ra.

Biện pháp 5: chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên nhằm nắm bắt chính xác kết quả mà cán bộ, giáo viên đã tiếp thu được qua biện pháp 1, 2, 3, 4, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cơng tác và ý chí vươn lên của GV.

Biện pháp 6: phát triển môi trường dạy học phân hóa phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn các trường phổ thông dan tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang để GV bồi dưỡng năng lực DHPH diễn ra một cách chủ động, đúng hướng; xây dựng môi trường lành mạnh, đồn kết để GV tích cực, chủ động, khơng ngừng đổi mới PPDH. Biện pháp này có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các biện pháp 1, 2, 3, 4, 5.

Trong các biện pháp đưa ra, biện pháp thứ nhất là cơ sở tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại, bởi biện pháp thứ nhất đề cập đến vấn đề nhận thức. Đây là cơ sở của hành động, muốn hành động đúng thì phải có nhận thức đúng. Để tác động vào nhận thức phải cần cả một quá trình, vì vậy chủ thế quản lý phải tiến hành biện pháp này một cách thường xuyên và liên tục.

Biện pháp thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm được coi là các biện pháp cơ bản. Việc triển khai thực hiện DHPH trong các trường PT địi hỏi CBQL ngồi những kiến thức, kinh nghiệm về quản lý đã có, cịn cần phải nâng cao một số kỹ năng cần thiết để tiếp cận, quản lý và triển khai. GV phải có năng lực DHPH. Chương trình mơn học, chương trình nhà trường phải được thiết kế theo hướng phân hóa và phải được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức DHPH. Biện pháp thứ sáu là biện pháp hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để hoạt động DHPH được diễn ra thuận lợi nhất.

Để các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH phát huy được hiệu quả tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang, CBQL các nhà trường phải thấy được mối quan hệ biện chứng, sự cộng hưởng, tác động qua lại giữa các biện pháp. Nếu thực hiện từng biện pháp riêng lẻ thì sẽ bị hạn chế hoặc khơng mang lại tác dụng, hiệu quả mong đợi.

102

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 111 - 113)