8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ
1.5.3. Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên
trường phổ thông dân tộc nội trú
Chỉ đạo là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích, có kế hoạch nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung. Chủ thể quản lý bằng mệnh lệnh, gợi ý, hướng dẫn, động viên hoặc bằng các thủ thuật khác tác động vào đối tượng quản lý để bộ máy hoạt động nhịp nhàng, đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Lãnh đạo làm sao để mọi người tuân thủ, nếu khéo vận dụng thì tạo được thời cơ, tận dụng được cơ hội để rút ngắn thời gian đạt mục tiêu với kết quả tốt.
39
Chỉ đạo trong hoạt động bồi dưỡng là những tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân cơng trong q trình bồi dưỡng. Chỉ đạo triển khai có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động bồi dưỡng một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện.
Khi chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV trường phổ thơng dân tộc nội trú THPT, nhà quản lí cần tạo động lực để cho báo cáo viên, học viên tích cực bồi dưỡng. Nâng cao kỹ năng DHPH cho GV bằng các biện pháp: cầm tay chỉ việc, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thưởng, kể cả trách phạt,…
Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV trong trường THPT là tiến hành các công việc:
- Nâng cao nhận thức về bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Động viên CBQL, GV tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV trong nhà trường.
- Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.
- Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, GV cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho GV về kỹ năng DHPH.
- Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng.
- Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của GV thuộc đối tượng được bồi dưỡng; chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đặc điểm trình độ của GV.
- Chỉ đạo chuẩn bị điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV như: khai thác, sử dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và
40
các phương tiện kỹ thuật. Đây là nội dung đảm bảo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi để mỗi bộ phận thực hiện có hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới GV và người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với GV.
- Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng khi cần thiết.