8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ
1.5.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên
Kế hoạch là một quá trình gồm: dự báo, đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nghĩa là căn cứ vào thực trạng ban đầu để xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Đây là q trình xác định các mục tiêu phát triển, xây dựng chương trình hành động, xác định từng bước đi, thứ tự cụ thể các cơng việc phải làm theo một trình tự, điều kiện, phương tiện và tiến trình thời gian cụ thể.
Quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV cần xác định được thực trạng năng lực DHPH cho GV, so sánh với yêu cầu về năng lực DHPH mà GV cần phải có để thực hiện chương trình GDPT mới; đánh giá các yếu tố mơi trường bên trong và bên ngồi tác động đến năng lực DHPH của GV, chỉ ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực DHPH cho GV. Quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV cần thực hiện các công việc sau:
- Phân tích tình hình nhà trường trong đó cần đánh giá rõ đặc điểm của GV nhà trường; đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác DH; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.
- Đánh giá thực trạng năng lực DHPH của GV, từ đó phân tích nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHPH của GV.
- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển năng lực DHPH cho GV. Đó là các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mỗi GV sẽ đạt được. Mục tiêu bồi dưỡng phải hướng tới mục tiêu cơ bản, đó là: nâng cao năng lực DHPH cho GV theo từng môn học cụ thể; phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường.
- Hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè; bồi dưỡng thường xuyên trong năm học tại các nhà trường. Một số nội dung GV có thể tự bồi
37
dưỡng bằng việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng sau đó viết thu hoạch, hoặc áp dụng nội dung bồi dưỡng được vào quá trình giảng dạy.
- Xác định các biện pháp để phát triển năng lực DHPH cho GV. Trong kế hoạch phát triển năng lực DHPH cho GV, nhà trường cần lựa chọn được phương pháp, hình thức bồi dưỡng như: hội thảo, hội nghị chuyên đề; mời chuyên gia nói chuyện; dự giờ để học tập kinh nghiệm; các tổ, nhóm chun mơn tổ chức sinh hoạt chun mơn nghiệp vụ; phân cơng GV có kinh nghiệm giúp đỡ GV trẻ; các GV trao đổi kinh nghiệm qua email, qua không gian trường học kết nối; tham quan học tập trường bạn; sử dụng kết quả phản hồi từ HS… Đồng thời, nhà trường cần xác định được thời gian thực hiện các hoạt động và dự kiến kết quả đạt được ra sao.
- Xác định các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực thực hiện hoạt động phát triển năng lực DHPH cho GV.
- Xây dựng kế hoạch KTĐG bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Cụ thể là cần xác định được chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV nhằm so sánh với mục tiêu đã đặt. Đó là những minh chứng về số lượng, chất lượng các hoạt động đã được thực hiện, các nguồn lực đã được huy động… Xây dựng được các chỉ số đánh giá sát thực tế sẽ giúp cho hoạt động đánh giá khách quan việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Từ đó, nhà quản lý sẽ có các điều chỉnh kế hoạch cần thiết để có cơ hội đạt hiệu quả cao hơn.
- Chủ thể bồi dưỡng (lực lượng giảng viên và báo cáo viên): chuyên viên Bộ Giáo dục, Sở GD&ĐT; Ban giám hiệu; GV cốt cán có kinh nghiệm (hoặc GV đã đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh trở lên), có thể mời chuyên gia là giảng viên các trường Đại học Sư phạm.
- Xây dựng văn bản quy định của nhà trường để hướng dẫn hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.