8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên
3.2.2. Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường và chương trình dạy học các
mơn học theo hướng phân hóa
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Dựa trên chương trình DH do Bộ GD&ĐT ban hành, dựa vào định hướng phát triển của địa phương, nhu cầu học tập và định hướng nghề nghiệp của HS, dựa vào đặc điểm trình độ nhận thức của HS, năng lực cá nhân của HS, nhóm HS và tập thể HS theo từng khóa học, hiệu trưởng chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường, chương trình của từng mơn học. Hoạt động xây dựng phát triển chương trình nhà trường cần triển khai theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn với thực tế địa phương và
81
năng lực học tập của HS nhằm định hướng phát triển năng lực HS qua hoạt động DH.
Trên thực tế, năm học 2019-2020, thực hiện Công văn 3280/CV-BGDĐT, các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang đã ban hành kế hoạch dạy học các mơn chính khóa phù hợp nhất với năng lực, phẩm chất của HS nhà trường. Thực hiện Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, các trường chuyên biệt này phải thực hiện dạy học 02 buổi/ngày. Theo đó, nhà trường đã xây dựng được chương trình tự chọn (giảng dạy vào buổi chiều) với mục tiêu củng cố, mở rộng kiến thức cơ bản cho HS. Ứng với mỗi bài dạy, chuyên đề học tập, GV cần phải xác định rõ mức độ kiến thức dành cho HS yếu, kém; kiến thức nâng cao cần cung cấp cho HS khá, giỏi. Với hình thức phân hóa trong cụ thể như thế, nhà trường hy vọng sẽ không ngừng nâng cao chất lượng DH trong nhà trường .
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Khảo sát đánh giá chương trình hiện hành và mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực học tập của HS sau khi thực hiện chương trình; khảo sát mức độ hài lịng của cha mẹ HS, của các cựu HS về chương trình, nội dung và cách thức tổ chức DH.
Khảo sát nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội ở địa phương; phân tích những nội dung cần bổ sung cho chương trình DH dành cho địa phương theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển nghề nghiệp cho HS.
Tìm hiểu, đánh giá năng lực học tập của HS, phân nhóm năng lực HS theo định hướng nghề nghiệp để phát triển chương trình mơn học theo hướng phân hóa sâu, nhằm giúp HS có thể học tập theo định hướng nghề nghiệp sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Nhà trường cần tổ chức kiểm tra khảo sát năng lực học tập của HS. Dựa trên kết quả khảo sát cùng nguyện vọng, nhu cầu của HS, nhà trường tiến hành thực hiện hiệu quả hình thức DHPH ngồi (phân lớp) và DHPH trong một cách khoa học. Với HS có năng lực và nhu cầu đăng ký thi tổ hợp khoa học tự nhiên, nhà trường xếp các em học lớp tự chọn 12A1. Những HS đăng ký ôn thi bài tổ hợp KHXH, nhà trường sẽ căn cứ vào năng lực, kết quả học tập thực tế của các em để phân lớp hợp lý. Với HS chỉ dự thi tốt nghiệp, không xét tuyển đại học, cao đẳng, nhà trường sẽ bố trí thành lớp riêng (12A5) để hướng dẫn HS học tập những đơn vị kiến thức cơ bản nhất.
Chương trình DHPH được phát triển theo nguyên tắc hướng vào người học, khuyến khích hoạt động của người học và đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo của GV
82
Các tổ chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch DH cho từng lớp trong khối. Với các lớp lựa chọn chuyên sâu các môn khoa học tự nhiên, GV cần xây dựng các chun đề nâng cao ở các mơn: Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tương tự, các tổ chuyên môn cần xây dựng chuyên đề nâng cao các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân cho các HS theo định hướng tổ hợp bài thi Khoa học xã hội. Ở mỗi khối lớp, nhà trường cần sắp xếp HS theo năng lực nhận thức. Tùy theo năng lực học tập khác nhau của HS, GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng lớp học, từng đối tượng để hướng tới mục tiêu là phát triển tối đa tiềm năng vốn có và tạo hứng thú học tập cho mỗi HS. Ngoài những hoạt động học tập trên lớp, nhà trường phải chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS. Thông qua những hoạt động này, HS có cơ hội được thể hiện và phát huy năng lực nổi trội của bản thân.
Phát triển mơi trường học tập giúp HS có cơ hội học tập để phát triển năng lực cá nhân. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động học tập và định hướng hoạt động tự học cho HS theo hướng phân hóa, nhằm phát triển năng lực cho từng HS.
Thiết kế tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả DHPH. Trên cơ sở đó, CBQL hướng dẫn GV thiết kế cơng cụ đánh giá và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả DHPH và đánh giá sự tiến bộ của HS.
Hướng dẫn GV sử dụng kết quả đánh giá của từng môn học theo hướng phân hóa để tiếp tục phát triển chương trình dạy học và đổi mới QTDH theo hướng phân hóa ở những bài học tiếp theo.
Khi tổ chức DHPH, để HS có thể phát huy tối đa năng lực, phẩm chất cá nhân, chủ thể quản lý cần làm tốt các yêu cầu sau:
+ Giao quyền chủ động cho GV lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề DHPH. Các chủ đề phải phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học tích cực, tự lực, sáng tạo của HS. Chú trọng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng kế hoạch DH theo chủ đề, nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.
+ Lựa chọn mục tiêu DH khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau: HS được sắp xếp theo năng lực nhận thức. Khi DH ở lớp có năng lực nhận thức tốt, GV sẽ lựa chọn các mục tiêu DH ở mức độ yêu cầu cao hơn. Còn với lớp HS có năng lực nhận thức trung bình, GV sẽ lựa chọn các kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình.
+ Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp với cách thức lĩnh hội kiến thức của HS: mỗi HS có những phương pháp học khác nhau; mỗi HS được
83
“hấp dẫn” hay được truyền “cảm hứng” bởi những chủ đề hay vấn đề khác nhau, thế nên khi thiết kế hoạt động DH, GV cần phải chú ý quan tâm tới sự khác biệt của HS.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
CBQL các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT phải nhận thức đúng về tác dụng của việc phát triển chương trình dạy học theo hướng phân hóa; có kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển chương trình nhà trường và chương trình mơn học.
Nhà trường phải dành nguồn tài chính thỏa đáng cho hoạt động phát triển chương trình nhà trường và chương trình mơn học.
Nhà trường phải có giáo viên cốt cán về DHPH, có khả năng tư vấn, hướng dẫn tốt đồng nghiệp thực hiện DHPH.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang dựa trên nhu cầu và năng lực dạy học phân hố thực tiễn của giáo viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Dựa trên yêu cầu đổi mới GD, CBQL cần xây dựng khoa học kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang dựa trên nhu cầu và năng lực DHPH thực tiễn của GV. Kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể và phải xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả hoạt động tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.
Xác định lộ trình phát triển và kết quả cần đạt ngắn hạn và dài hạn để GV chủ động, tích cực tự học, tự bồi dưỡng năng lực DHPH cho bản thân.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Chuẩn bị xây dựng kế hoạch
Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng quy trình xây dựng kế hoạch gồm có các cơng đoạn sau đây:
- Một là: phân tích nhu cầu bồi dưỡng năng lực DHPH của GV; xác định chính xác điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.
- Hai là: xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Mục tiêu cần được xác định rõ ràng với các tiêu chí cụ thể để có thể hiện thực hố mục tiêu đó.
84
- Ba là: xác định các giải pháp mang tính chiến lược. Từ kế hoạch này sẽ góp phần đảm bảo các mục tiêu dài hạn trong việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV đáp ứng chương trình GDPT 2018.
- Bốn là: xác định các hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện. Mục đích của bước này là phác họa các hoạt động cụ thể cho kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV và các mốc thời gian cho việc thực hiện các hành động đó.
- Năm là: chuẩn hoá kế hoạch thành văn bản viết. Cụ thể hố các cơng việc đưa vào kế hoạch được thể hiện thành văn bản với các đầu công việc. Thành lập ban chỉ đạo bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Trưởng ban là hiệu trưởng; phó ban là các phó hiệu trưởng; thành viên là các GV cốt cán và đại diện các tổ chức đoàn thể trong trường. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch; thu thập, xử lý và phân tích thơng tin (về các văn bản chỉ đạo, về kết quả giảng dạy và kết quả tham gia các hoạt động chuyên mơn của GV, tình hình CSVC…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch; phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích mơi trường để xác định được những thuận lợi và khó khăn.
* Xây dựng dự thảo kế hoạch
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng dự thảo kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, đảm bảo tính sát hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với nhu cầu và năng lực DHPH thực tiễn của GV. Nội dung chính của bản kế hoạch gồm:
- Tăng cường tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của DHPH và bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV
- Xây dựng nội dung, hình thức tập huấn, bồi dưỡng cho GV về tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng và rèn luyện năng lực DHPH cho GV. Xây dựng lộ trình thời gian thực hiện của các biện pháp đã đặt ra.
- Các biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong DH, đẩy mạnh đổi mới PPDH, hình thức tổ chức DH.
- Dự trù nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị DH, tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng và rèn luyện năng lực DHPH cho GV theo những tiêu chí cụ thể và thích ứng với từng giai đoạn.
- Tổ chức lấy ý kiến GV về bản dự thảo kế hoạch bằng cách tổ chức họp tổ chuyên môn. Tổ chức họp lãnh đạo nhà trường với tổ trưởng chuyên môn để thống
85
nhất nội dung kế hoạch. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, hiệu trưởng hồn thiện kế hoạch, văn bản hố, báo cáo Sở GD&ĐT phê duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, hiệu trưởng cần ban hành các văn bản, quyết định có tính lâu dài, giao nhiệm vụ cụ thể cho phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn và các tổ chức khác. Đặc biệt, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, cần xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học. Dựa trên kế hoạch của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch riêng và đăng ký các hoạt động cụ thể.
Sau mỗi học kỳ và khi kết thúc năm học, các tổ chuyên môn, GV phải báo cáo kết quả thực hiện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những bất cập trong việc thực hiện kế hoạch. Từ đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các nhà trường phải nắm vững các chủ trương chính sách Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới giáo dục, về bồi dưỡng GV. CBQL phải là tấm gương về tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ nói chung và bồi dưỡng năng lực DHPH nói riêng.
Hiệu trưởng cần phân tích, đánh giá khách quan thực trạng năng lực DHPH của GV trong trường thơng qua các hình thức: kiểm tra, dự giờ thăm lớp, các hội thi GV giỏi các cấp… Từ đó xác định đúng yếu tố cần bồi dưỡng đối với từng GV và
xây dựng kế hoạch chung cho toàn trường, cho từng tổ chun mơn. Cũng từ đó, hiệu trưởng biết chọn lựa các hình thức bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV sao cho sát hợp, khoa học nhất. Tránh tuyệt đối sự chủ quan, chiếu lệ, không hiệu quả.
Lưu ý: phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV thật cụ thể ngay từ đầu năm học. Phát huy tối đa vai trò của GV cốt cán và đội ngũ tổ
trưởng trong hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên mơn, thăm lớp dự giờ. Các hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần phong phú, có nội dung cuốn hút để thu hút GV tích cực tham gia.
Xây dựng được cơ chế giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Tổ chức khen thưởng, biểu dương và phê bình kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
86