Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thơng 2018

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang được đề ra cần hướng tới mục đích là giúp GV từng bước thực hiện thành cơng mục tiêu của chương trình GDPT 2018. Đặc biệt hướng tới mục tiêu then chốt là phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi HS, chú ý phát triển cả con người xã hội và con người cá nhân. Cụ thể, các biện pháp đề ra phải có tác dụng “giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực

của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc (…) có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân…”.

Mục đích của quản lí dạy học nói chung và DHPH nói riêng là tạo điều kiện và giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV trong cả quá trình để học sinh học tập đạt kết quả cao.

Các biện pháp đề xuất quản lý DHPH phải hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học nói chung và dạy học phân hóa nói riêng là phát triển năng lực, phẩm chất từng cá nhân học sinh và tạo ra sự khác biệt ở mỗi học sinh về kết quả dạy học.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm phát huy tích tích cực, chủ động của đối tượng bồi dưỡng

Chủ động, tích cực là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người được bồi dưỡng từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Phát huy tính tích cực học tập của người được bồi dưỡng có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá trình bồi dưỡng.

Việc phát huy tính chủ động, tích cực trong hoạt động nhận thức của người được bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình bồi dưỡng. Bởi vậy, trong tiến trình bồi dưỡng, nhà quản lý cần phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực

77

như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp sàng lọc, phương pháp trực quan... Thực tiễn đã chứng minh, những bài giảng có sự kết hợp đa dạng các phương pháp là những bài giảng được người học ghi nhận và nhớ lâu, đánh giá cao. Song trùng với đó, cần tăng cường tổ chức cho đối tượng bồi dưỡng hoạt động, tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp nhận kiến thức. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho người bồi dưỡng thảo luận và làm việc theo nhóm. Thơng qua thảo luận, người được bồi dưỡng có điều kiện trực tiếp trao đổi, đưa ra những chính kiến của mình cả về lý luận và thực tiễn; cả những vấn đề đúng và chưa đúng… Giảng viên kiểm nghiệm được học viên đã nắm được bài giảng đến mức độ nào; phương pháp giảng dạy của giảng viên đã đạt được hiệu quả hay không? Kiến thức của giảng viên cịn có chỗ nào chưa thật vững để tự mình điều chỉnh, bổ sung. Thực hiện tốt việc thảo luận buộc học viên phải đọc tài liệu, nghiên cứu, chuẩn bị, từ đó sẽ tạo nên động lực và hứng thú của người học, giúp cho họ nắm vững được lý luận vận dụng vào thực tiễn được tốt và có hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Các biện pháp bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, tránh đề xuất các biện pháp đúng nhưng không khả thi. Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH của địa phương, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, phải xem xét mọi tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, tránh chủ quan, phiến diện một chiều.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải qua tổng kết thực tiễn, qua nhu cầu khách quan nảy sinh từ thực tiễn công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, huy động sức mạnh của cả xã hội chăm lo cho sự nghiệp GD.

Các biện pháp phải cụ thể hoá chủ trương, mục tiêu của Đảng, của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với quy định của sở GD&ĐT trong công tác bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Đặc biệt các biện pháp phải đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang cần phải đầu tư nguồn lực xác định phục

78

vụ cho quá trình thực hiện. Đồng thời các biện pháp được đề xuất phải được thực hiện một cách tốt hơn, phải giúp nâng cao chất lượng GD cho các trường, góp phần giúp CBQL và GV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 87 - 89)