Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng năng lực DHPH của GV, thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang một cách khoa học và hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ở các nội dung sau:

- Thực trạng về DHPH của GV tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng về bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

CBQL, GV của 03 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

2.2.4. Cách thức khảo sát

* Phương pháp khảo sát:

- Phương pháp điều tra viết: bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi, khảo sát đánh giá thực trạng.

49

- Phương pháp phỏng vấn: đề tài tiến hành hỏi ý kiến trực tiếp các đối tượng khảo sát từ đó có thể đánh giá dễ dàng khách quan thực trạng các vấn đề khảo sát.

* Thang đánh giá: điểm trung bình (X) được dùng để tính điểm trung bình đạt

được của từng nội dung khi điều tra thực trạng. (k ai. i)

X

N

 

Trong đó: ki: số điểm ở mức i; - ai: là số ý kiến ở mức i

- N: là tổng số ý kiến ở các mức - X: là điểm trung bình

* Cách tính điểm như sau:

- Rất ảnh hưởng, Rất thường xuyên, Tốt = 5 điểm - Ảnh hưởng, Thường xuyên, Khá = 4 điểm - Bình thường; Trung bình = 3 điểm

- Ít ảnh hưởng; ít thường xun; Yếu = 2 điểm

- Không ảnh hưởng; Không thường xuyên; Kém = 1 điểm

* Xử lý số liệu khảo sát: sử dụng thang đo Likert 5 bậc lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8. Ý nghĩa các mức như sau:

- Mức 1: 1.00 - 1.80: xếp ở độ kém (K). - Mức 2: 1.81 - 2.60: xếp mức độ yếu (Y).

- Mức 3: 2.61 - 3.40: xếp mức độ trung bình (TB). - Mức 4: 3.41 - 4.20: xếp mức độ khá (KH). - Mức 5: 4.21 - 5.00: xếp mức độ tốt (T).

2.3. Thực trạng năng lực dạy học phân hoá của giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang về dạy học phân hóa cho học sinh

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của DHPH, tác giả dùng phiếu điều tra ý kiến của GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang. Kết quả thu được như sau:

50

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường phổ thông dân tộc

nội trú THPT tỉnh Hà Giang về ý nghĩa của dạy học phân hóa

Ý nghĩa của dạy học phân hóa Mức độ đánh giá Trung bình 1 2 3 4 5 1. Phát triển năng lực học tập cho học sinh 3 4 63 152 190 4.04 2.95% 1.96% 20.59% 37.25% 37.25% 2. Theo dõi được sự

tiến bộ của học sinh

10 34 114 144 5 3.01 9.80% 16.67% 37.26% 35.29% 0.98% 3. Phù hợp với đối tượng học sinh 7 24 117 104 90 3.35 6.86% 11.76% 38.24% 25.49% 17.65% 4. Đảm bảo tính vừa

sức đối với học sinh trong lớp và cá nhân học sinh 9 24 39 152 150 3.67 8.82% 11.76% 12.76% 37.25% 29.41% 5. Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh 6 26 117 104 90 3.36 5.88% 12.75% 38.24% 25.48% 17.65% 6. Các nội dung khác 11 84 111 40 10 2.51 10.78% 41.18% 36.27% 9.80% 1.97%

Kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy hầu hết CBQL, GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT đều có nhận thức đúng về ý nghĩa của DHPH. Các tiêu chí nhận thức đều đạt mức khá, và trung bình khơng có tiêu chí nào về nhận thức đạt mức yếu, kém, nhưng cũng khơng có mức tốt. Kết quả khảo sát này cho thấy còn một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của DHPH.

Trao đổi với giáo viên T.T.H. NH, trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang, cô giáo cho biết: GV đã có nhận thức đúng về DHPH. Thế nhưng, nhiều GV chưa thực sự phân biệt rõ giữa hai cấp độ: dạy học phân hóa vĩ mơ và dạy học phân hóa vi mơ. Đồng chí N.V.H, phó hiệu trưởng trường phổ thơng dân tộc nội trú THPT- THCS Bắc Quang cho biết: CBQL đã nhận thức đúng về DHPH, tuy nhiên mức độ nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc. Thông tin thu được cho thấy CBQL cho rằng: DHPH chỉ là tổ chức dạy học theo các nhóm năng lực và nhóm trình độ khác nhau của HS. Đánh giá chung: đa số CBQL, GV đều nhận thức đúng về DHPH, tuy nhiên còn một bộ phận GV nhận thức chưa đầy đủ.

51

2.3.2. Thực trạng năng lực đánh giá, phân loại học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

Bảng 2.5: Thực trạng năng lực đánh giá, phân loại HS ở các trường phổ thông dân tộc

nội trú THPT tỉnh Hà Giang Năng lực đánh giá, phân loại HS Mức độ đánh giá Trung bình 1 2 3 4 5

Năng lực quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp… để phân loại HS.

29 78 75 28 10

2.16

28.43% 38.24% 24.51% 6.86% 1.96%

Năng lực phân loại năng lực học tập của HS.

15 74 96 56 20

2.56

14.71% 36.27% 31.37% 13.73% 3.92% Năng lực phân loại về

phong cách học tập của HS.

21 74 99 36 10

2.35

20.59% 36.27% 32.35% 8.82% 1.97% Năng lực phân loại về nhịp

độ, sở thích, hứng thú học tập của HS.

20 72 93 44 20

2.44

19.61% 35.29% 30.39% 10.78% 3.93%

Để nâng cao hiệu quả của DHPH, việc khảo sát đánh giá và phân loại đối tượng HS đối với mơn học trước khi dạy đóng một vai trị rất quan trọng. Bởi vì, đây là công việc sẽ định hướng cho các hoạt động tiếp theo. Có nhiều biện pháp để thu nhận thơng tin về năng lực HS như: quan sát dự giờ, qua trao đổi, nghiên cứu hồ sơ, sổ sách HS, đặc biệt qua trao đổi trực tiếp với HS, với GV bộ môn… Theo đánh giá của CBQL và GV “năng lực phân loại năng lực học tập của HS” được đánh giá ở mức độ yếu với X = 2.56.

Phân loại HS theo phân loại về nhịp độ, sở thích, hứng thú học tập của HS giúp GV nắm được động cơ học tập mơn học, những ngun nhân thích hoặc khơng thích mơn học để có các phương pháp dạy học phù hợp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy có 30.39% GV trả lời thực hiện khơng thường xun; có 19.61% GV trả lời chưa bao giờ thực hiện. Điểm trung bình của năng lực này là 2.44 xếp ở mức độ yếu.

Về năng lực phân loại về phong cách học tập của HS, GV đang gặp khó khăn vì cơng cụ đo lường đặc điểm tâm lý của HS không cụ thể. GV chủ yếu đánh giá dựa trên quan sát hoặc cho HS lựa chọn phong cách học tập của mình. Ở năng lực này, CBQL và GV đánh giá ở mức điểm trung bình là 2.35, xếp ở mức độ yếu.

52

“Năng lực quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp… để phân loại HS” đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ yếu, với mức điểm trung bình là

2.16. Những kỹ năng này khá đơn giản như thực hiện quan sát, ghi chép, phỏng vấn, xây dựng bảng hỏi… để khảo sát HS tuy nhiên GV ít khi thực hiện. Phần lớn GV chỉ dừng lại ở mức quan sát thiếu ghi chép; trao đổi khơng có chủ đích từ trước.

Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy năng lực đánh giá, phân loại HS trước khi giảng dạy của một bộ phận GV còn làm chưa tốt. Thế nên, chủ thể quản lý cần bồi dưỡng, tập huấn cho GV về năng lực này. Khi GV phân định được các nhóm HS về: năng lực học tập (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém); xác định được nhịp độ, phong cách học tập của các HS để phân loại; xác định rõ nhu cầu, hứng thú, động cơ… của HS, thì mới thiết kế và thực hiện được quá trình DHPH một cách hiệu quả nhất. Nếu GV vẫn tiến hành giảng dạy theo hình thức truyền thống, dạy theo ước lệ đồng loạt HS trong lớp thì khơng thể thực hiện được ý đồ phân hố. Về điều này, đồng chí P.T.M, hiệu trưởng trường phổ thơng dân tộc nội trú THCS-THPT Yên Minh cho rằng: cần phải trang bị cho GV lý luận về DHPH, các công cụ đo lường đánh giá, phân loại đặc điểm HS để làm cơ sở vững chắc cho DHPH.

2.3.3. Thực trạng năng lực lựa chọn và thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân hóa ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

Bảng 2.6: Thực trạng năng lực lựa chọn và thiết kế mục tiêu, nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân hóa ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

Năng lực lựa chọn

và thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DHPH Mức độ đánh giá Trung bình 1 2 3 4 5

Năng lực thiết kế mục tiêu theo từng nhóm đối tượng HS.

22 74 99 32 10

2.32

21.57% 36.27% 32.35% 7.84% 1.97%

Năng lực thiết kế nội dung DH theo từng nhóm đối tượng HS

21 74 99 32 15

2.36

20.59% 36.27% 32.35% 7.84% 2.95%

Năng lực thiết kế phương pháp, kỹ thuật và hình thức DH đa dạng theo từng nhóm đối tượng HS 15 74 111 40 15 2.50 14.71% 36.27% 36.27% 9.80% 2.95%

53

Sau khi đánh giá phân loại HS, GV phải thiết kế mục tiêu cho từng đối tượng, đảm bảo tất cả HS đều nắm được kiến thức cơ bản. HS khá, giỏi có cơ hội được nâng cao kiến thức. HS trung bình và yếu, kém tiếp thu được kiến thức một cách thuận lợi nhất. Trên cơ sở mục tiêu, GV thiết kế nội dung bài dạy phù hợp với các đối tượng HS dựa trên trình độ nhận thức, nhịp độ, hứng thú, phong cách học tập của HS. GV thiết kế quy trình tổ chức giờ dạy đảm bảo vận dụng các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học để đạt được mục tiêu các đối tượng HS đã đặt ra.

“Năng lực thiết kế mục tiêu theo từng nhóm đối tượng HS” được CBQL và GV đánh giá ở mức điểm 2.32 là mức độ yếu. Thầy giáo V.Đ.H, GV trường phổ

thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, khẳng định: “để thiết kế được đa dạng mục tiêu theo sát đối tượng HS hồn tồn khơng hề đơn giản. Thường thì GV có kinh nghiệm và hiểu sâu sắc đặc điểm HS của lớp mình thì mới dễ thực hiện hoạt động này. Muốn thực hiện tốt năng lực này, GV phải thực hiện tốt việc nghiên cứu và phân loại HS ở trên nhưng thực tế năng lực đó GV vẫn cịn thấp”. Thực trạng này cho thấy, chúng ta cần phải có cơng tác bồi dưỡng về năng lực thiết kế mục tiêu cho GV để họ thực hiện thành công DHPH.

''Năng lực thiết kế nội dung DH theo từng nhóm đối tượng HS” được CBQL và GV đánh giá ở mức độ cao thứ hai với mức điểm trung bình là 2.36. “Năng lực thiết kế phương pháp, kỹ thuật và hình thức DH đa dạng theo từng nhóm đối tượng của HS” được CBQL và GV đánh giá ở mức cao nhất với mức điểm trung bình là 2.50. Cả hai tiêu chí này đều được đánh giá ở mức độ yếu. Hiện nay các phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực phù hợp với DHPH đã được GV áp dụng. Theo đó, GV dễ khắc phục được những khó khăn, trở ngại. Để có một giờ dạy học hiệu quả, đạt được mục tiêu chung thì GV cần quan tâm đến việc vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học cho từng nhóm đối tượng HS. Qua trao đổi với đồng chí Đ.T.T.T phó hiệu trưởng trường dân tộc nội trú THCS&THPT Bắc Quang, đồng chí cho rằng: vẫn cịn nhiều GV chưa quan tâm thỏa đáng đến công việc này.

Quan sát trực tiếp các tiết dạy học của giáo viên, chúng tơi nhận thấy: giáo viên cịn lúng túng trong năng lực thiết kế phương pháp, kỹ thuật và hình thức DH đa dạng theo từng nhóm đối tượng HS.

54

2.3.4. Thực trạng năng lực tổ chức thực hiện dạy học phân hoá trên lớp ở các trường

phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

Bảng 2.7: Thực trạng năng lực tổ chức thực hiện dạy học phân hóa trên lớp

ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

Năng lực tổ chức thực hiện dạy học phân hoá trên lớp

Mức độ đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

Năng lực tổ chức lớp và nhóm học tập theo từng nhóm đối tượng HS.

21 76 99 32 10

2.36

20.59% 37.25% 32.35% 7.84% 1.97%

Năng lực quản lý thời gian hoạt động DHPH

13 76 123 32 10

2.49

12.75% 37.25% 40.2% 7.84% 1.97%

Năng lực hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập theo từng nhóm đối tượng HS.

20 80 96 32 10

2.33

19.61% 39.22% 31.37% 7.84% 1.96%

Năng lực thực hiện các hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học đa dạng theo từng nhóm đối tượng HS.

15 90 96 32 10

2.38

14.71% 44.12% 31.37% 7.84% 1.96%

Năng lực xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động DHPH

11 84 111 40 10

2.51

10.78% 41.18% 36.27% 9.80% 1.97%

Trong DHPH, GV cần phải kết hợp nhiều PPDH cũng như sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm tác động đến các nhóm đối tượng HS và tạo hứng thú học tập cho HS.

“Năng lực hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập theo từng nhóm đối tượng HS” cũng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức thấp nhất, đạt mức điểm trung bình 2.33 (xếp ở mức độ yếu). Đây là năng lực thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo cũng như năng lực quản lý HĐDH của GV. Thực tế qua việc dự giờ tôi thấy, GV thực hiện hoạt động hướng dẫn HS học tập theo nhóm phân hố tương đối tốt. Tuy nhiên, nhiều GV gặp khó khăn trong việc điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập của các em.

“Năng lực tổ chức lớp và nhóm học tập theo từng nhóm đối tượng HS” là năng lực đặc biệt quan trọng đối với DHPH. Tuy nhiên, cả GV và CBQL đều đánh giá ở mức thấp với 2.36 điểm, vẫn xếp ở mức độ yếu. Qua hoạt động thăm lớp dự giờ quan

55

sát lớp, chúng tôi nhận thấy: cách tổ chức lớp của một số GV, nhất là GV trẻ còn khá lúng túng, chưa sinh động và hấp dẫn.

DHPH là quan điểm DH định hướng cho nhiều hình thức, phương pháp, kỹ thuật DH. Ngoài DH chính khố ở trên lớp, DHPH còn được thực hiện thơng qua những hình thức khác ngồi lớp học như: giúp đỡ riêng, học theo nhóm ngồi chính khố, tự học có hướng dẫn, học trực tuyến… Phương pháp DHPH trên lớp thường được sử dụng phổ biến là: DH theo dự án, DH theo nhóm, DH theo hợp đồng, DH góc,… Kết quả khảo sát “Năng lực thực hiện các hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học đa dạng theo từng nhóm đối tượng HS” cho thấy CBQL và GV đánh giá ở mức điểm thấp là 2.38 xếp vị trí thứ 3 (mức độ yếu).

“Năng lực quản lí thời gian hoạt động DHPH” là năng lực giúp GV biết phân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)