Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 113 - 118)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm

Khảo sát các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH mà luận văn đã nêu ra nhằm xác định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp trong thực tế. Hình thức khảo sát là tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi đối với 28 CBQL các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

3.4.3. Phương pháp tiến hành

Để tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chun mơn các trường phổ thơng dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

Tổng số phiếu lấy ý kiến là 28. Sau khi thiết kế được mẫu phiếu xin ý kiến, tác giả trực tiếp đến các trường để xin ý kiến CBQL về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo Phụ lục 3.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Phân tích kết quả 28 phiếu xin ý kiến CBQL, tác giả biết được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang.

- Đánh giá về mức độ cần thiết: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. - Đánh giá về mức độ khả thi: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

103

Bảng 3.1: Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Nội dung các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa

22 5 1 23 5 0

78.57% 17.86% 3.57% 82.14% 17.86% 0%

Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường và chương trình dạy học các mơn học theo hướng phân hóa

22 5 1 20 7 1

75% 17.86% 3.57% 71.43% 25% 3.57% Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang dựa trên nhu cầu và năng lực dạy học phân hoá thực tiễn của giáo viên

24 4 0 23 5 0

85.71% 14.29% 0% 82.14% 17.86% 0%

Chỉ đạo đa dạng hố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NL dạy học phân hoá cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

23 5 0 22 6 0

82.14% 17.86% 0% 78.57% 21.43% 0%

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên

23 4 1 22 5 1

82.14% 14.29% 3.57% 78.57% 17.86% 3.57% Phát triển mơi trường dạy học

phân hóa phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

25 3 0 24 4 0

104

Kết quả khảo sát của bảng 3.1 cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao (tỉ lệ trên 50%). Cụ thể như sau:

Biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa” được đánh giá: rất cần thiết đạt 78.57%; rất khả thi đạt 82.14%. Điều đó khẳng định, để hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang được thực hiện tốt thì việc bồi dưỡng nhận thức để tạo sự thống nhất giữa nhận thức với hành động là rất quan trọng.

Biện pháp 2 “Chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường và chương trình dạy học các mơn học theo hướng phân hóa” có kết quả đánh giá: rất cần thiết đạt 75%; rất khả thi đạt 71.43%. Đây là một biện pháp chỉ đạo để cụ thể hố chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức độ cao nhất với thực tiễn cơ sở giáo dục địa phương.

Biện pháp 3 “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học phân hố cho giáo viên các trường phổ thơng dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang dựa trên nhu cầu và năng lực dạy học phân hoá thực tiễn của giáo viên” được đánh giá: rất cần thiết là 85.71%; rất khả thi là 82.14%. Con số này nói lên hoạt động đổi mới cơng tác lập kế hoạch bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơng đoạn khởi đầu có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.

Biện pháp 4 “Chỉ đạo đa dạng hố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang” được CBQL đánh giá rất cao: rất cần thiết đạt 82.14%; rất khả thi: 78.57%. Chứng tỏ biện pháp này có vai trò quan trọng trong quá trình quản lí bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Thực tiễn GD chỉ rõ, đội ngũ CBQL và GV là những người trực tiếp tạo nên chất lượng GD, đóng vai trị quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới GD&ĐT.

Biện pháp 5 “Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa của giáo viên” có tỉ lệ: rất cần thiết là 82.14%; rất khả thi: 78.57%. Kết quả của KTĐG là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và

105

hoạt động quản lý của CBQL. KTĐG đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp GV tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo. Đồng thời giúp GV kịp thời điều chỉnh hoạt động DH theo hướng sát hợp hơn với đối tượng và điều kiện nhà trường. Chưa hết, hoạt động KTĐG còn cung cấp cho CBQL những thông tin về thực trạng dạy và học của đơn vị để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc và khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến tích cực, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu GD.

Biện pháp 6 “Phát triển mơi trường dạy học phân hóa phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang” có tỉ lệ: rất cần thiết 89.29%; rất khả thi 85.71%. Điều này cho thấy việc xây dựng môi trường DH là rất quan trọng.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu trên đây đã khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất để bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất rất sát hợp với thực tiễn, phù hợp với điều kiện của các trường và hồn tồn có cơ sở để áp dụng trong thực hiện.

106

Kết luận chương 3

Dựa trên những nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và 04 nguyên tắc đảm bảo các biện pháp đề xuất tuân theo, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang. Đó là các biện pháp: tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH; chỉ đạo phát triển chương trình nhà trường và chương trình dạy học các mơn học theo hướng phân hóa; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV dựa trên nhu cầu và năng lực dạy học phân hoá thực tiễn của GV; chỉ đạo đa dạng hoá nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV; chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH của GV; phát triển môi trường DHPH phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được trình bày khoa học, logic và cụ thể.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực hiện.

Các biện pháp có tính hệ thống vì chúng bổ sung, chi phối, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp cần phải xem xét điều kiện thực tế của từng trường, từ cơ sở vật chất đến khả năng của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, HS cùng tiềm năng của phụ huynh hỗ trợ, sự quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan,… để vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình vận dụng.

107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 113 - 118)