Phát triển môi trường dạy học phân hóa phù hợp với học sinh và điều kiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 106 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên

3.2.6. Phát triển môi trường dạy học phân hóa phù hợp với học sinh và điều kiện

thực tiễn các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Tạo môi trường thuận lợi và khơi dậy động lực làm việc cho đội ngũ GV thực hiện DHPH hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng DH. Khuyến khích tinh thần tích

96

cực, nhiệt huyết, ham học hỏi của GV. Từ đó góp phần hỗ trợ việc thực hiện rèn luyện các kỹ năng DHPH một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hiện đại trong hoạt động dạy học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT. Tạo nên một không khí học thuật, chia sẻ kiến thức, kỹ năng giảng dạy trong đội ngũ GV, xây dựng văn hóa chất lượng ở các nhà trường và văn hóa chia sẻ về phát triển DHPH trong cộng đồng giáo viên góp phần nâng cao chất lượng DH. Bảo đảm những điều kiện cần thiết tốt nhất giúp cho GV thực hiện các hoạt động để phát triển năng lực DHPH đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Tổ chức các hoạt động dạy và học phân hoá

Để tổ chức DHPH, hiệu trưởng nhà trường cần triển khai một số biện pháp sau đây: - Tổ chức và quản lí lớp học theo hướng phân hoá:

+ Đầu năm học, hiệu trưởng cần căn cứ vào năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS để tiến hành xếp lớp. Với mỗi khối lớp, ban giám hiệu cần lựa chọn những học sinh có năng lực tốt nhất, có cùng nguyện vọng để xếp vào một lớp. Đây là điều kiện thuận lợi để GV bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em.

+ Quản lí lớp học theo hướng phân hóa: trong một lớp học, GV phải chấp nhận những đặc điểm khác biệt của HS, thoả thuận với HS để các em thiết lập trật tự lớp học. Khi hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong lớp học, các em sẽ tự ý thức được trách nhiệm trong học tập. GV chú ý xếp chỗ ngồi, bố trí bàn ghế trong lớp một cách hợp lý để HS có thể di chuyển dễ dàng vì lớp học phân hoá có nhiều hoạt động.

- Xây dựng chương trình DHPH: xây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực HS trên nguyên tắc hướng vào HS, nhằm phát huy tối đa năng lực HS. Đây là hoạt động luôn đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của GV trên tất cả các công đoạn:

+ Đầu năm học, các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch DHPH cho từng khối lớp. Với những lớp theo định hướng các môn khoa học tự nhiên, GV cần xây dựng các chuyên đề nâng cao về các môn tự nhiên theo tổ hợp các môn học xét tuyển đại học, cao đẳng. Thực hiện công việc tương tự như vậy đối với các lớp lựa chọn tổ hợp các môn khoa học xã hội.

+ Tổ chức các câu lạc bộ nhằm phát huy năng lực nổi trội của HS như: câu lạc bộ âm nhạc, mĩ thuật, nhiếp ảnh, võ thuật, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, câu lạc bộ tiếng Anh…

97

+ Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS: tham gia những hoạt động trải nghiệm, HS có cơ hội thể hiện và phát huy năng lực nổi trội của bản thân. Muốn đạt hiệu quả cao, GV phải dựa vào đối tượng HS để xây dựng kế hoạch trải nghiệm phù hợp.

* Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện

Đối với các nhà trường, nhiệm vụ năm học thực hiện tốt hay không tùy thuộc nhiều vào ban giám hiệu, vào hiệu trưởng. Xây dựng môi trường dân chủ trong các hoạt động của nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng mà hiệu trưởng phải thực hiện. Nhiệm vụ này đã được quy định tại Điều 17, khoản 1, Điều lệ trường trung học.

Một thực tế đã được chứng minh ở bất kỳ nền giáo dục nào: trò giỏi phải có thầy giỏi. Vai trò của người thầy vẫn là nhân tố quyết định cho chất lượng GD. Vì vậy, rất cần một môi trường sư phạm tốt để ở đó GV say mê với công việc của mình.CBQL cần xây dựng được môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, thân thiện đoàn kết, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái để GV yên tâm công tác. Nhà trường cần xây dựng được mối quan hệ hòa hợp giữa quản lý với quản lý, giữa GV với GV, giữa quản lý với GV, giữa GV với HS. Ban giám hiệu phải tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể cán bộ, GV trong việc tổ chức thực hiện các chiến lược, mục tiêu GD của nhà trường nói chung, mục tiêu phát triển DHPH nói riêng. Mỗi GV cần chủ động, tích cực trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng năng lực DHPH. Kế hoạch phát triển kỹ năng DHPH của GV mới vào nghề phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích, phải có nội dung cụ thể, có phương pháp hợp lý. Phát huy vai trò vận động quần chúng, xây dựng khối đoàn kết của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, ban nữ công.

Tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần tự học, sáng tạo của GV về chuyên môn, nghiệp vụ. Cần phải đưa các tiêu chí về việc học tập, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, phát triển kỹ năng DHPH thành tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của nhà trường. Tổ chức đánh giá, nhận xét, khích lệ việc trao đổi kinh nghiệm thường xuyên ở tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm để kịp thời biểu dương thành tích nổi bật và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV.

Xây dựng và thực hiện tốt những quy định về quy tắc ứng xử trong nhà trường. CBQL thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS trong việc thực hiện bộ quy tắc này để xử lý kịp thời các vi phạm.

98

* Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương, hiệu trưởng cân nhắc việc nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy học cho nhà trường. Việc nâng cấp CSVC cần thực hiện theo các hướng sau:

- Hiệu trưởng tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng CSVC và thiết bị dạy học; xác định nhu cầu về CSVC cần thiết phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động GD và bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV. Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc sử dụng, bảo quản CSVC và thiết bị DH (đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo dõi). Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng tối đa và có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có và tự làm. Phát huy khả năng sáng tạo của GV, HS trong hoạt động tự làm thiết bị dạy học. Công tác này còn có ý nghĩa đối với việc trau dồi năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các nhà trường.

- Hằng năm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch xã hội hoá nhằm huy động sự đóng góp trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, của cán bộ, GV, nhân viên và phụ huynh học sinh nhà trường. Xây dựng mối quan hệ thuận chiều để thu hút các tập thể, cá nhân đóng trên địa bàn sẵn sàng đầu tư CSVC cho nhà trường. Nhà trường cần xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để các công ty, các doanh nghiệp đầu tư cho GD.

- Khai thác tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và làm phương tiện DH cho GV.

- Xây dựng hệ thống phòng học bộ môn theo hướng ngày càng chuyên môn hóa; đảm bảo cho GV và HS có thể dạy học theo phòng bộ môn. Phòng học bộ môn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong việc sử dụng TBDH, đảm bảo vệ sinh học đường, đem lại hứng thú học tập, góp phần phát triển tư duy, kỹ năng cho HS. Ngoài hệ thống các phòng bộ môn, các nhà trường cũng cần cải tạo hệ thống lớp học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, chống độ ồn, chống ẩm... tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng thiết bị dạy học từ khâu di chuyển đến khâu minh họa, cất giữ... giúp cho HS lĩnh hội có hiệu quả bài giảng, giúp cho GV lao động sư phạm trong giờ giảng không bị hao tổn quá nhiều sức lực.

99

* Hoàn thiện các chế độ chính sách

Nhà trường phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với GV (lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác).

Nhà trường cần ưu tiên nguồn ngân sách để hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GV. Cử GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị.

* Xây dựng quy chế thi đua công bằng tạo được động lực cho giáo viên

Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí thi đua của nhà trường ngay từ đầu năm học. Trong các tiêu chí thi đua, cần xây dựng hình thức khen thưởng cho GV có thành tích trong DHPH. Các chính sách khen thưởng phải toàn diện, vừa tác động tới đời sống vật chất, vừa tác động tới đời sống tinh thần của GV, kích thích được tinh thần tự giác, sáng tạo trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động phát triển năng lực DHPH. Xây dựng ban hành chế độ khuyến khích GV có thành tích trong hoạt động phát triển năng lực DHPH. Tham mưu với các cấp, các ngành nâng lương sớm, thưởng kịp thời cho các GV có thành tích trong công tác giảng dạy và xem xét bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của nhà trường.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, sở GD&ĐT, sở Tài chính về kinh phí cho việc tăng cường CSVC cho nhà trường.

Cán bộ quản lý các nhà trường phải thực sự quan tâm đến công tác đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học. Nhà trường cần xây dựng quy định cụ thể để tổ chuyên môn, mỗi GV đều có ý thức sử dụng triệt để, có hiệu quả trang thiết bị dạy học.

Nhà trường phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và nhu cầu về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của GV. GV có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là nhu cầu, mục đích sống của bản thân và coi nhà trường như là ngôi nhà thứ hai của mình.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; phát huy tinh thần dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng mối đoàn kết chặt chẽ trong nội bộ; khen thưởng và động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình dạy và học…

100

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 106 - 111)