Nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình bồi dưỡng năng lực dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân

1.4.3. Nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình bồi dưỡng năng lực dạy

cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú

1.4.3.1. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú

Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của GV để xác định nội dung, hình thức và thời lượng bồi dưỡng. Theo chúng tôi, các nội dung bồi dưỡng năng lực DHPH gồm:

* Kiến thức về DHPH: bản chất, nội dung, phương pháp, hình thức… * Những năng lực cụ thể như:

i. Năng lực đánh giá, phân loại học sinh

- Năng lực quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp… để phân loại HS. - Năng lực phân loại đặc điểm về phong cách học tập của HS.

- Năng lực phân loại về nhịp độ, sở thích, hứng thú học tập của HS.

ii. Năng lực lựa chọn và thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học phù hợp với từng nhóm học sinh

- Năng lực thiết kế mục tiêu theo từng nhóm đối tượng HS. - Năng lực thiết kế nội dung DH theo từng nhóm đối tượng HS.

- Năng lực lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và hình thức DH đa dạng theo từng nhóm đối tượng của HS.

iii. Năng lực tổ chức thực hiện dạy học phân hoá trên lớp

- Năng lực tổ chức lớp và nhóm học tập theo từng đối tượng HS. - Năng lực quản lí thời gian hoạt động DHPH.

- Năng lực hướng dẫn điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập theo từng đối tượng HS.

- Năng lực thực hiện các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học đa dạng theo từng đối tượng HS.

- Năng lực xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động DHPH.

iv. Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phân hoá

- Năng lực đánh giá tâm thế HS.

- Năng lực đánh giá khả năng học tập của HS.

- Năng lực đánh giá phân loại HS theo những đặc điểm nhất định như phong cách, nhịp độ nhận thức, hứng thú, động cơ học tập.

33

- Năng lực đánh giá kết quả đạt được của từng đối tượng HS.

v. Năng lực điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy học phân hoá

- Năng lực điều chỉnh và hoàn thiện các mục tiêu, nội dung DH theo từng nhóm đối tượng HS.

- Năng lực điều chỉnh và hồn thiện hình thức, phương pháp và kỹ thuật DH theo từng nhóm đối tượng HS.

- Năng lực điều chỉnh và hồn thiện CSVC, phương tiện và cơng nghệ dạy học. - Năng lực điều chỉnh thái độ và hành vi của HS phù hợp với đặc điểm từng nhóm phân hố.

- Năng lực điều chỉnh và hồn thiện các cơng cụ, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phân hoá.

1.4.3.2. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú

Các phương pháp bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV trường phổ thông dân tộc nội trú THPT cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần tăng cường các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng...

- Sử dụng phương pháp thuyết trình: cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau, về năng lực dạy học.

- Phương pháp hỏi- đáp: đây là phương pháp mà báo cáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để người học lần lượt trả lời, đồng thời cùng trao đổi qua lại. Qua hệ thống hỏi đáp, người học được lĩnh hội nội dung bài học vì ở phương pháp này hệ thống câu hỏi, câu trả lời là nguồn kiến thức chủ yếu.

- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu: CBQL, GV dạy giỏi tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn GV nâng cao năng lực DHPH cho GV. Lưu ý, chủ thể quản lý cần nêu rõ khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của các hình thái năng lực dạy học; cách áp dụng các năng lực đó vào thực tế.

- Phương pháp làm việc nhóm: tạo ra mơi trường học tập theo nhóm để GV chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng lực DHPH và vai trò, trách nhiệm của GV trong thời kỳ đổi mới GD.

34

- Phương pháp thực hành: cho GV thực hành xử lý tình huống, tự tổ chức các hoạt động, trên cơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hoạt động hiệu quả công tác nâng cao năng lực DHPH.

- Phương pháp cùng tham gia: có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người báo cáo viên và học viên. Báo cáo viên đóng vai trị là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi...).

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: giúp GV nhận diện và thảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loạt vấn đề nào đó để có liên quan đến hoạt động phát triển năng lực DHPH của GV. Từ đó, báo cáo viên có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từ một tình huống, trường hợp cụ thể.

1.4.3.3. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú

Các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên phổ biến từ trước đến nay ở nước ta bao gồm: bồi dưỡng tập trung cả nước; bồi dưỡng tập trung theo khu vực vùng, miền; Sở, bồi dưỡng tại chỗ theo đơn vị trường, cụm trường; bằng tự học của giáo viên; bồi dưỡng từ xa bằng tài liệu và giáo trình điện tử, qua mạng trực tuyến. Đó là những hình thức bồi dưỡng đem lại hiệu quả đáng kể và vì thế vẫn được sử dụng lâu dài.

Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần tiến hành đa dạng kết hợp giữa hình thức bồi dưỡng tập trung trực tiếp với hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Bồi dưỡng tại chỗ theo hình thức nghiên cứu bài học.

Tự bồi dưỡng: phương thức tự bồi dưỡng đang được đề cao. Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm thực hiện phương châm "học thường xuyên, học suốt đời" là chiến lược mang tính tồn cầu đang được Liên Hợp Quốc phát động.

Thời gian bồi dưỡng phải phù hợp với điều kiện và quỹ thời gian công tác của giáo viên, tránh gây áp lực về thời gian cho giáo viên làm ảnh hưởng tới hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng cơng tác của giáo viên.

Dù là hình thức nào thì việc tự học, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ theo đơn vị từng trường học là quan trọng, khả thi và cho hiệu quả cao nhất.

35

- Để công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý cần đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng, kết hợp hài hịa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng cả chính khóa, ngoại khóa và tự bồi dưỡng. Thơng qua đó, giáo viên các trường phổ thơng dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang nâng cao trình độ tiếp nhận tri thức, rèn kỹ năng sư phạm của mình một cách tốt nhất.

1.4.3.4. Quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú

- Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Mục tiêu bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV

là trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện hoạt động này đối với GV trong bối cảnh mới giáo dục. Xác định chuẩn mục tiêu đóng vai trị quyết định hiệu quả của quá trình bồi dưỡng.

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên: Để xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV, nhà quản lí cần phải thực hiện hai việc:

Một là, phân tích thực trạng đội ngũ GV để làm rõ: họ là ai? Họ có vai trị như thế nào đối với hoạt động DHPH? Họ đang ở trình độ nào? Năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Phải bồi dưỡng cái gì? Phương pháp, hình thức bồi dưỡng như thế nào?

Hai là, xuất phát từ chính nhu cầu hiện nay của đội ngũ GV. Từ đó, nhà quản lí xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình bồi dưỡng sao cho sát hợp, hiệu quả nhất.

- Xây dựng nội dung bồi dưỡng

+ Xác định căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên: Căn cứ pháp lý: hệ thống các văn bản pháp lí của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV. Căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV: điểm mạnh, điểm yếu.

+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên: Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực DHPH cho GV phải đảm bảo độ sát hợp với GV.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên: Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV theo mục tiêu hoạch định.

- Kiểm tra, đánh giá: Hoạt động bồi dưỡng chỉ đạt được mục tiêu mong đợi khi và chỉ khi nhà quản lí tăng cường hiệu quả của hoạt động KTĐG. Thông qua hoạt

36

động KTĐG, nhà quản lí phát hiện và điều chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch chuẩn (nếu có).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)