Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hoá cho giáo viên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường

PTDTNT THPT tỉnh Hà Giang về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV của nhà trường về tầm quan trọng của DHPH và ý nghĩa của việc làm tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV; tạo sự tin tưởng vào sự thành công của đổi mới GD và tạo động lực để CBQL và GV tích cực tham gia vào q trình đó. Từ nhận thức đúng sẽ tạo nên thái độ tích cực, đồng thuận thực hiện bồi dưỡng năng lực DHPH cho GV, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Giúp cho CBQL và GV hiểu được ý nghĩa và giá trị của bồi dưỡng năng lực DHPH đối với bản thân họ nói riêng và ngành GD nói chung, từ đó nhận thức được vai trị, trách nhiệm của bản thân trong việc đổi mới dạy học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng, Chính phủ, ngành về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT và nguyên tắc xây dựng chương trình GDPT 2018 theo hướng tích hợp ở các lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên tới tồn thể CBQL, GV, cơng nhân viên, HS của trường. Việc làm này giúp cho CBQL và GV nhận thức sâu sắc được DHPH là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Hệ thống hoá các văn bản chỉ đạo về đổi mới GD có nội dung liên quan đến DHPH của Đảng, Nhà nước và của ngành (tiêu biểu như Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT); tổ chức quán triệt đến GV, nhân viên và HS trong toàn trường. Đây là cơ

sở pháp lý trong tuyên truyền, giáo dục đội ngũ GV và HS. Biện pháp này giúp cho cán bộ, GV, HS trong trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của DHPH.

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL và GV. Kế hoạch được xậy dựng từ đầu năm học. Trong kế hoạch, CBQL cần dự kiến

79

các hình thức tổ chức, dự kiến các nguồn lực cho việc thực hiện hoạt động nâng cao nhận thức.

Đầu năm học, nhà trường tổ chức sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao nhận thức về các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD, nhiệm vụ năm học, cấp học cho toàn thể cán bộ, GV, nhân viên… Các buổi sinh hoạt chính trị của GV cần nhấn mạnh đến trọng tâm là đổi mới PPDH, hình thức tổ chức DH, đặc biệt chú ý tuyên truyền phổ biến tính ưu việt của DHPH.

Tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng tập trung cho CBQL và toàn thể GV học tập và nghiên cứu về DHPH cùng các tiêu chí của năng lực DHPH. Từ đó giúp cho GV hiểu được bản chất của năng lực DHPH, xác định được mục tiêu học tập, rèn luyện và bồi dưỡng để có được các năng lực DHPH cho bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

Xác định hệ thống tiêu chí, chỉ số, chỉ báo về giáo án; giờ dạy; quy trình, cơng cụ; phương pháp đánh giá DHPH, cần chú ý tới đặc thù của từng môn học cụ thể. Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ quản lý, GV về DHPH theo tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định, để họ nắm vững và thực hiện theo hệ thống yêu cầu đề ra.

Các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, semina, hội thảo các cấp giúp GV nâng cao năng lực về DHPH. Từ đó giúp GV nâng cao nhận thức và định hướng việc rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng DHPH trong thực tiễn giảng dạy, nhằm nâng cao năng lực chun mơn tồn diện của bản thân.

Tổ chức dạy mẫu về DHPH, semina nghiên cứu bài học, rút kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện DHPH hiệu quả, đồng thời thực hiện nhân rộng điển hình tiên tiến về DHPH.

Hướng dẫn GV tự xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân dựa trên sự góp ý kiến của đồng nghiệp, sự tự đánh giá của bản thân và sự phản hồi của HS trong quá trình thực hiện các kỹ năng dạy học. Từ đó, GV có ý thức khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh, rút ngắn khoảng cách giữa các tiêu chuẩn, yêu cầu về DHPH.

Tạo môi trường học tập, chia sẻ giữa các trường THPT trên địa bàn và chia sẻ giữa các GV về DHPH. Tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả DHPH. Tuyên truyền và phát động mạnh mẽ phong trào thi đua thực hiện các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn thể GV nhà trường. CBQL chủ động tuyên truyền, tư vấn để GV

80

nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực DHPH khơng chỉ là mục tiêu có tính cấp thiết, là chiến lược lâu dài mà còn là điều kiện cơ bản để thực hiện thành cơng chương trình GDPT 2018.

Xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với các lực lượng trong và ngồi nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, kinh tế trên địa bàn. Nâng cao vị thế và uy tín nhà trường, của đội ngũ GV trong nhân dân.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

CBQL phải nắm vững các văn bản liên quan đến việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học, vận dụng vào bồi dưỡng GV cho trường mình đạt chuẩn và phát triển năng lực DHPH. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để GV tích cực tham gia bồi dưỡng năng lực DHPH.

Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng các nội quy, quy chế trong việc học tập, bồi dưỡng của GV, tạo được động lực cho GV làm việc. Tổ chức đánh giá khách quan chất lượng GD của nhà trường, từ đó thấy được những mặt mạnh cần phát huy, mặt yếu cần phải khắc phục. Hiệu trưởng phải cân đối, dành khoản tài chính cần thiết để thực hiện các kế hoạch đề ra, động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ.

Cần có các hình thức tun truyền phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế các nhà trường như phổ biến trước cuộc họp, GV tự nghiên cứu tài liệu, tổ chức các cuộc thi, hội thi để GV trình bày những hiểu biết về DHPH và thể hiện được các năng lực DHPH.

GV phải có ý thức, trách nhiệm trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sẵn sàng tích cực chia sẻ với đồng nghiệp, giúp đỡ nhau để cùng hồn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 89 - 91)