Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 36 - 40)

Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động cũng đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của chi nhánh, thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh từ 2010-2012

Có kì hạn 1.381,8 3.588,1 2.001,3 TCTC 4.279,0 3.019,5 4.682,2

Khơng kì hạn 1.012,1 1.236,6 1.156,1

Có kì hạn 3.266,9 1.782,9 3.526,1

3.Theo loại tiền

VND 8.038,9 10.363,2 10.367,9 Ngoại tệ quy đổi 859,9 1.599,4 827,5

Tổng nguồn vốn huy

động

8.898,8 11.962,6 34,4% 11.195,4 6,4%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Chi nhánh BIDVHà Thành các năm 2010-2012 )

Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh cấp I của BIDV. Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn 9 năm nhưng chi nhánh đã khơng ngừng vươn lên và góp phần rất lớn vào sự phát triển của toàn hệ thống. Trong những năm qua, chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể trong các lĩnh vực hoạt động. Đáng kể nhất là chi nhánh đã trở thành 1 trong 10 chi nhánh lớn nhất hệ thống BIDV.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Chi nhánh BIDV Hà Thành các năm 2010-2012 )

Ngân hàng với hoạt động chính là huy động tiền gửi và kinh doanh tiền gửi. Vì thế, nguồn vốn huy động là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thì chi nhánh đã liên tục mở rộng mạng lưới, đa dạng

hóa các hình thức huy động vốn với các thời hạn khác nhau như: huy động vốn từ dân cư, huy động từ TCKT, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi....Nhờ có sự kết hợp đa dạng nhiều hình thức huy động và có các chiến lược phát triển đúng đắn trong mỗi thời kì mà giai đoạn 2010 - 2012, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng chi nhánh vẫn có những sự phát triển đáng kể.

Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong ba năm có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động là 8.898,8 tỷ đồng, đến năm 2011 thì tăng lên là 11.962,6 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2012 đã giảm xuống còn 11.195,4 tỷ đồng. Năm 2010 chịu ảnh hưởng lớn của giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, chỉ mới bắt đầu hồi phục và tăng trưởng nên con số huy động chỉ là 8.898,8 tỷ đồng. Nhưng bước sang năm 2011, lúc này kinh tế đã tăng trưởng trở lại đồng nghĩa với đó vốn huy động cũng tăng lên so với 2010 là 34,4%. Tuy nhiên, trong năm 2012 ngành ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn về nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng...khiến cho hoạt động huy động vốn bị giảm sút, so với 2011 giảm đi 6,4%.

Phân theo kì hạn: qua bảng trên ta thấy nguồn vốn có kì hạn chiếm tỉ trọng lớn khoảng hơn 90% tổng nguồn vốn, điều này là do nguồn vốn có kì hạn thường được hưởng lãi suất cao hơn nên thu hút được nhiều người đầu tư, tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định hơn.

Phân theo nguồn gốc: qua bảng số liệu ta thấy tiền huy động từ các nguồn có sự biến động lớn giữa các năm. Đối với nguồn từ dân cư, năm 2010 chỉ là 1.980,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 đã tăng lên thành 3.359,2 tỷ đồng, tuy sang năm 2012 có giảm hơn 2011 chỉ là 3.006,7 tỷ đồng nhưng vẫn là một con số lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn từ TCKT có sự biến động rất mạnh mẽ, năm 2010 chỉ là 1.621,4 tỷ đồng nhưng đến năm 2011 tăng lên rất mạnh 4.373,3 tỷ đồng và đến năm 2012 chỉ còn 2.349,8, giảm gần một nửa. Sở dĩ có sự biến động mạnh như vậy là do ảnh hưởng của kinh tế, 2010 và 2011 là năm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng nên tiền gửi từ các TCKT là lớn, sang đến năm 2012 nền kinh tế lại gặp phải hàng loạt vấn đề mới như doanh nghiệp khơng có vốn hoạt động, hàng tồn kho ứ đọng, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, điều này là nguyên nhân cho việc tiền gửi từ TCKT giảm mạnh như vậy. Cịn đối với nguồn từ các TCTC thì đây ln là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất chứng tỏ chi nhánh rất được các TCTC tin tưởng, năm 2011 có giảm so với 2010 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2012. Qua sự biến động như vậy có thể thấy xu hướng duy trì một cơ cấu tiền gửi cân bằng giữa các nguồn tiền của chi nhánh.

Phân theo loại tiền: Có thể thấy nguồn vốn từ nội tệ ln chiếm tỉ trọng cao nhất trên 90%, còn nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong khi nguồn vốn nội tệ có xu hướng tăng qua các năm thì nguồn ngoại tệ lại biến động lớn. Năm 2010 thì nguồn ngoại tệ là 859,9 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên là 1.599,4 tỷ đồng và sang năm 2012 thì lại giảm xuống cịn 827,5 tỷ đồng. Đó là bởi vì ngân hàng chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, chi nhánh cũng đã mở rộng ra các doanh nghiệp trong linh vực xuất nhẩu nhưng nhưng đây vẫn là nguồn vốn rất biến động.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 36 - 40)