Nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 73 - 75)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.1.6.Nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong ngân hàng

Cũng giống như nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ bảo lãnh cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mặc dù khi ngân hàng cung cấp bảo lãnh thì chưa cần sử dụng vốn và

khoản mục này được theo dõi ở tài khoản ngoại bảng, nhưng nếu như khách hàng khơng thực hiện được tới lúc đó ngân hàng phải đứng ra trả thay và lúc này ngân hàng có thể gặp những rủi ro với khoản cho vay này. Vì thế, khâu thẩm định khách hàng là rất quan trọng trong quá trình cấp bảo lãnh, ngân hàng cần phải chú trọng khâu này giống như thẩm định trong cho vay khách hàng. Nếu như ban đầu mà ngân hàng không thẩm định kĩ lưỡng tình hình tài chính, phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng thì sẽ dẫn đến nguy cơ cao là ngân hàng phải thanh toán thay. Việc thẩm định hiện nay của chi nhánh chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Vì thế có thể xảy ra trường hợp khách hàng cố tình “đánh bóng ” các báo cáo đó để được ngân hàng cho vay. Để tránh những tình trạng như vậy thì khâu thẩm định của cán bộ ngân hàng là rất quan trọng. Thẩm định trong cho vay bảo lãnh cũng tương tự như thẩm định trong việc cấp tín dụng, đều phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: tư cách pháp nhân, tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh và khả năng về tài chính, tài sản thế chấp.

Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành như cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư...để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư. Ngồi ra, các dữ liệu thơng tin khách hàng, ngân hàng có thể thu thập qua các tổ chức kiểm tốn, các cơng ty tư vấn, các luật sư và phương tiện thơng tin đại chúng. Ví dụ, qua cơ quan Thuế thì ngân hàng sẽ loại bỏ được những đối tượng khách hàng xấu như trốn và nợ thuế. Tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả cơng tác thơng tin tín dụng của NHNN nhằm nắm bắt thơng tin về tình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính, hồ sơ pháp lý...để phịng tránh các rủi ro xảy ra do thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng.

Đối với cán bộ ngân hàng, chi nhánh cần thường xuyên đào tạo và nâng cao nghiệp vụ bảo lãnh, cũng như là đạo đức nghề nghiệp của họ. Nếu cán bộ ngân hàng có ý thức nghề nghiệp tốt thì sẽ tn thủ đúng quy trình thẩm đinh, tránh tình trạng làm việc theo cảm tính. Kết hợp với những kinh nghiệm là việc thực tế thì sẽ đưa ra được những đánh giá tổng quát và chính xác nhất. Cũng như cán bộ tín dụng, thì cán bộ bảo lãnh cũng cần có những khảo sát thực tế, tìm hiểu thơng tin khách hàng

kĩ càng ngay từ khâu đầu tiên, bằng các phương pháp khác nhau như: gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với họ, trực tiếp tìm hiểu tình hình kinh doanh của họ hay tìm hiểu từ bạn hàng, khách hàng có quan hệ lâu năm với họ. Từ đó, cán bộ ngân hàng có thể có được một nguồn tin phong phú nhất để đánh giá mức tín nhiệm của một khách hàng, hơn là chỉ căn cứ vào các báo cáo mà họ cung cấp.

Khi tiến hành thẩm định thì hợp đồng, dự án làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cần phải được thẩm định tính hiệu quả kĩ lưỡng. Bởi vì đây chính là khâu quan trọng đối với ngân hàng nhằm đạt hiệu quả cũng như phòng tránh rủi ro. Nếu một dự án khơng có hiệu quả nhưng ngân hàng vẫn kết luận là khả thi thì lúc đó nguy cơ ngân hàng phải đứng ra làm thay nghĩa vụ cho khách hàng là rất lớn. Để xem xét tính hiệu quả của một dự án, ngân hàng có thể xem xét về các chỉ tiêu đảm bảo tài chính cho việc thực hiện dự án như: vốn tự có, hiệu quả thực hiện dự án, các chỉ tiêu sinh lời dự tính, các rủi ro mà dự án có thể gặp phải...Để đánh giá tính khả thi thực sự của một dự án thì cũng nên xem xét đến các điều kiện bên ngoài như nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, vị trí của doanh nghiệp, thị hiếu của người tiêu dùng... Đối với các dự án có giá trị lớn thì chi nhánh cũng nên phối hợp với các cơ quan chun ngành có liên quan để tìm hiểu thêm thơng tin cũng như bổ sung thêm kiến thức về những lĩnh vực này cho cán bộ ngân hàng.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng, liên quan đến nguồn trả nợ của khách hàng, đó chính là tài sản đảm bảo. Đối với chi nhánh BIDV Hà Thành thì các khoản bảo lãnh với hình thức đảm bảo là thế chấp tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn. Do đó, việc thẩm định tài sản đảm bảo đối với chi nhánh là rất quan trọng. Thẩm định tài sản đảm bảo cần thiết phải có một bộ phận chuyên gia thẩm định hoặc thuê chuyên gia để thẩm định, đánh giá chính xác nhất giá trị tài sản thế chấp, cầm cố để đưa ra quyết định chấp nhận những tài sản nào có thể đảm bảo và định giá chính xác giá trị tài sản. Bên cạnh đó cũng phải thường xun kiểm tra tình trạng của tài sản để đảm bảo giá trị tài sản không bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 73 - 75)