Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 61 - 62)

Thứ nhất, do hành lang pháp lý còn nhiều bất cập.

Hành lang pháp lý chính là yếu tố tạo nên môi trường hoạt động cho các hoạt động của một chủ thể nào đó. Nếu hành lang pháp lý phù hợp thì sẽ tạo điều kiện để phát triển và đối với nghiệp vụ bảo lãnh cũng như vậy. Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng được thực hiện theo nội dung của quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN. Đây là quyết định đã được ban hành từ năm 2006 trước cả khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước cũng đã có nhiều thay đổi. Việc này có thể dẫn tới là có các điều khoản trong Quyết định này là chưa phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế hoặc là không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo lãnh còn chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các TCTD và các văn bản pháp lý khác tác động trực tiếp tới nghiệp vụ bảo lãnh. Điều này cũng dẫn đến tình trạng chồng chéo, đơi khi có thể là mâu thuẫn giữa các văn bản điều chỉnh khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là gặp khó khăn. Nghiệp vụ bảo lãnh là nghiệp vụ khá phức tạp, có nhiều loại hình khác nhau trong khi Việt Nam vẫn chưa có một bộ Luật Bảo lãnh riêng, vì thế khiến cho quá trình thực hiện là khó khăn.

Thứ hai, do sự thiếu trung thực của khách hàng.

Bởi vì việc thẩm định khách hàng chủ yếu được thực hiện qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp mà khơng có sự điều tra trực tiếp, nên có thể bị những khách hàng thiếu trung thực lợi dụng điểm này. Khách hàng có thể đánh

bóng những báo cáo tài chính đó nhằm mục đích được ngân hàng cho vay. Điều này dẫn đến rủi ro tiềm ẩn rất cao cho ngân hàng.

Thứ ba, do sự bất ổn của nền kinh tế.

Ngân hàng là chủ thể tồn tại trong nền kinh tế vì thế nó vừa tác động tới nền kinh tế nhưng cũng vừa hứng chịu những tác động từ nền kinh tế. Nếu sự tác động đó là tích cực thì sẽ tạo điều kiện để phát triển, nhưng nếu đó là sự tác động tiêu cực thì sẽ hạn chế sự phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới cũng như những khó khăn nội tại nên nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang trong quá trình hồi phục nhưng vẫn đang khó khăn, chưa có sự ổn định. Điều này cũng tác động rất lớn tới hoạt động bảo lãnh của chi nhánh. Khi mà chi nhánh khơng có đủ điều kiện để tiến hành bảo lãnh hay là các doanh nghiệp đang khó khăn là giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ nên khơng có sự tăng trưởng mạnh của nghiệp vụ bảo lãnh.

Thứ tư, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của chi nhánh.

Hiện nay với sự xuất hiện của càng nhiều ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các ngân hàng này đều có chiến lược Marketing tốt, vốn lớn và có khả năng cung ứng sản phẩm đạt ở mức cao. Đặc biệt chi nhánh Hà Thành lại có trụ sở ở nơi mà tập trung rất nhiều ngân hàng lớn, là những ngân hàng có sức cạnh tranh cao. Do đó nó ảnh hưởng khơng ít tới hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên đây cũng chưa phải đã hồn tồn là thách thức, chi nhánh cần có định hướng phát triển cụ thể nhằm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mình, để trở thành ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 61 - 62)