Về cơ cấu bảolãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 49 - 52)

a. Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

Chi nhánh chủ yếu thực hiện các loại bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu. Số sản phẩm bảo lãnh của chi nhánh hiện tại là khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào các bảo lãnh truyền thống, bảo lãnh mới là chưa nhiều. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Cơ cấu bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Chi nhánh BIDVHà Thành các năm 2010-2012 )

Biểu đồ 2.3. Mức tăng trưởng của các loại bảo lãnh

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo HĐKD Chi nhánh BIDVHà Thành các năm 2010-2012 )

Qua bảng số liệu 2.7 và biểu đồ 2.3 nhìn chung bảo lãnh thanh tốn là chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là bảo lãnh vay tiền và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Xu hướng phát triển của các loại bảo lãnh nhìn chung đều là có sự tăng trưởng về doanh số nhưng tỷ trọng của các loại bảo lãnh chính giảm dần để tăng tỷ trọng của các loại bảo lãnh khác. Cụ thể như sau:

" Đối với bảo lãnh thanh toán

Trong cả giai đoạn 2010 - 2012 thì bảo lãnh thanh tốn là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2010 đạt 480,4 tỷ đồng chiếm 43,6% trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2011 thì đạt 887 tỷ đồng chiếm 52,2%, hơn một nửa trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2012 tăng lên đến 1.345 tỷ đồng, tăng 51,6% so với 2011 và chiếm 53,8% trong tổng doanh số bảo lãnh. Như vậy cùng với sự tăng trưởng của tổng doanh số bảo lãnh thì doanh số bảo lãnh thanh tốn cũng tăng nhanh khơng ngừng. Lý do bảo lãnh thanh tốn được ưa chuộng như vậy là do

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012 Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ DNNQD 954,1 86,7% 1.397,4 82,2% 2.012,5 80,5%

khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, có sự đa dạng nghành nghề nên nhu cầu thanh tốn lớn, và uy tín của chi nhánh trong nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán cũng đã được khẳng định, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình bảo lãnh thì đây vẫn được xác định là loại hình bảo lãnh chính của chi nhánh, thể hiện qua tỷ trọng của nó trong tổng doanh số bảo lãnh ở các năm.

Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao thứ hai.

Năm 2010 đạt doanh số 251,6 tỷ đồng, chiếm 22,8% trong tổng doanh số. Năm 2011 doanh số tăng lên thành 263,5 tỷ đồng, tăng 4,7% so với 2010 và chiếm 15,5% tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2012 tăng lên 350 tỷ đồng, tăng 32,8% so với 2011 và chiếm 14% tổng doanh số. Có thể thấy rằng trong khi doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng qua các năm thì tỷ trọng so với tổng doanh số bảo lãnh lại có xu hướng giảm. Điều này không phải là dấu hiệu xấu mà cho thấy cùng với sự tăng lên của tổng doanh số bảo lãnh thì doanh số bảo lãnh thực hiện cũng tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng của nó giảm đi đồng nghĩa với tỷ trọng các loại bảo lãnh khác tăng lên cho thấy chi nhánh đang mở rộng phát triển sang các loại hình bảo lãnh khác.

Đối với bảo lãnh vay tiền

Bảo lãnh vay tiền là một trong ba loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao nhất ở chi nhánh. Năm 2010 doanh số đạt 159,8 tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2011 tăng lên 232,4 tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2010 và chiếm 13,6% tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2012 đạt 312,5 tỷ đồng, tăng 34,4% so với năm 2011 và chiếm 12,5% tổng doanh số bảo lãnh. Cũng như bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì xu hướng của bảo lãnh vay tiền cũng như vậy. Trong khi doanh số tăng mạnh qua các năm thì tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi. Có thể thấy rằng chi nhánh đang cố gắng duy trì một cơ cấu bảo lãnh cân bằng hơn, tuy nhiên khơng vì thế mà giảm doanh số loại này để tăng doanh số loại khác mà là có một sự tăng trưởng ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh đối với NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 124 (Trang 49 - 52)