Phântích hiệuquả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 28)

8. Kết cấu của luận án

1.1.2. Phântích hiệuquả kinh doanh

Phân tích được hiểu là quá trình phân chia các sự vật, hiện tượng ra thành từng bộ phận để xem xét nhằm hiểu được bản chất và đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về các sự vật, hiện tượng.

Quan điểm về phân tích HQKD được tác giả Trần Thị Thu Phong cho rằng “Phân tích HQKD là việc xem xét, đối chiếu, so sánh và đánh giá HQKD của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu hiệu quả giữa hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp, giữa hiệu quả của doanh nghiệp mình với hiệu quả của doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực, các thông tin từ phân tích HQKD sẽ giúp cho các đối tượng có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định của mình” [31].

Theo tác giả Đỗ Huyền Trang thì “Phân tích HQKD là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích tác động vào hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng để đánh giá trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động kinh doanh” [40]. Tác giả cho rằng: Phân tích HQKD là quá trình vận dụng các phương pháp phân tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật (còn gọi là các công cụ và kỹ thuật phân tích) để tiến hành xem xét, đánh giá các dữ liệu phản ánh HQKD trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, nhận biết đúng đắn HQKD thực sự của DN, dự báo được HQKD cũng như tốc độ tăng trưởng HQKD của DN, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm phục vụ cho việc đưa ra các quyết sách phù hợp.

Khi phân tích HQKD không đánh đồng giữa HQKD với kết quả kinh doanh. Có nghĩa là không được đồng nhất việc đánh giá HQKD thực chất là đánh giá thông qua kết quả kinh doanh vì đôi khi kết quả kinh doanh chỉ có thể phản ánh một phần hiệu quả đạt được của quá trình sản xuất. Thông thường khi các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cao thì các chỉ tiêu phản ánh HQKD cũng cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể thì không tuân theo quy luật này. Khi đánh giá HQKD của DN các nhà phân tích phải căn cứ vào nhiều yếu tố không chỉ là kết quả kinh doanhmà phải xét trong từng trường hợp cụ thể. Nếu chi phí đầu vào hay việc sử dụng các nguồn lực đầu vào thay đổi sẽ làm cho kết quả kinh doanh cũng sẽ thay đổi. Giả sử, nếu cùng cho ra một kết quả kinh doanh như nhau nhưng với hai mức chi phí đầu vào khác nhau thì kết quả kinh doanh có mức chi phí đầu vào thấp hơn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Cần phải hiểu được HQKD là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động trong các điều kiện sẵn có để đạt được các mục tiêu tối ưu còn kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu tài chính phản ánh qui mô thu về của các hoạt động.

Khi phân tích HQKD cũng cần xem xét đến trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo về khả năng điều phối các nguồn lực đầu vào một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất bởi các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD trong kỳ.

Ngày nay quy mô của các DNSX ngày càng gia tăng thì tỷ lệ chất thải xả ra môi trường là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Vì vậy khi phân tích HQKD cần phải đánh giá mức độ tác động của những hoạt động của DN tới môi trường bao gồm những yếu tố đầu vào và đầu ra của DN có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái tự nhiên, những ảnh hưởng này có tác động tích cực và tiêu cực... Nếu có tác động tiêu cực thì cần phải có chi phí cho các giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu chi phí này lớn hơn lợi ích mà xã hội nhận thức được thì sự tồn tại của DN là không thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w