8. Kết cấu của luận án
3.2.2. Hoàn thiện nội dung phântích
Nội dung phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết chịu sự tác động bởi đặc điểm hoạt động ngành nghề kinh doanh. Do đó, phân tích HQKD của DN cần được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau trong đó mỗi nội dung phân tích sẽ làm sáng tỏ tình hình SXKD của DN ở một khía cạnh nhất định. Nội dung phân tích càng đầy đủ thì tình tình SXKD càng được phản ánh rõ nét. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích cụ thể để lựa chọn nội dung phân tích phù hợp.
Hoàn thiện nội dung đánh giá khái quát HQKD:
Nội dung phân tích này sẽ giúp các DNSX xi măng niêm yết có cái nhìn khái quát nhất về HQKD của DN. Tuy nhiên phần giải thích nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu sử dụng tại các DN còn khá sơ sài hoặc vẫn còn DN không diễn giải bất cứ một chỉ tiêu nào. Thậm chí, có DN chưa nhận thức đúng bản chất về HQKD với báo cáo kết quả HĐKD và cho đó chính là một. Vì vậy, tác giả đề xuất sau khi tính toán các chỉ tiêu dựa trên báo cáo kết quả HĐKD các DN cần phải phân tích chi tiết sự biến động và nguyên nhân của những biến động đó để người sử dụng thông tin có thể sử dụng trong việc ra các quyết định điều hành hay quyết định đầu tư. Đồng thờiphải nhận thức rõ về sự khác biệt giữa HQKD với KQKD để lựa chọn chỉ tiêu phân tích và đưa ra những nhận xét chính xác.
Hoàn thiện nội dung phân tích năng lực hoạt động:
Trên cơ sở tồn tại về phân tích năng lực hoạt động tại các DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam tại chương 2, NCS nhận thấy rằng hầu hết các DN chỉ quan tâm và đánh giá hệ thống các chỉ tiêu bắt buộc theo hướng dẫn của pháp luật mà chưa chú trọng đến các chỉ tiêu mang tính chất đặc thù của ngành sản xuất xi măng. Việc phân tích như này chưa chỉ rõ năng lực hoạt động của các DN bởi vậy luận án đề xuất cần bổ sung thêm một số nội dung và chỉ tiêu phân tích sau:
+ Phân tích năng lực sử dụng tài sản dài hạn:
- Số vòng quay tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tài sản dài hạn của DN luân chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao kéo theo HQKD càng tốt. Công thức xác định như sau:
Số vòng quay tài sản dài hạn
= Doanh thu thuần (3.1) Tổng tài sản dài hạn bình quân
Ngoài ra, các DNSX xi măng cũng nên xác định thời gian cần thiết để TSCĐ dài hạn quay được một vòng là bao nhiêu ngày thông qua công thức dưới đây:
Trong đó thời gian của kỳ phân tích nếu tính theo năm thì thời gian sẽ là 360 ngày, tính theo quý thời gian là 90 ngày, tính theo tháng thời gian là 30 ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chì chứng tỏ cơ cấu tài sản trong DN là hợp lý góp phần làm tăng HQKD của DN.
+ Phân tích năng lực sử dụng tài sản cố định:
- Số vòng quay tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ TSCĐ của DN luân chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao, HQKD của DN tốt. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành công nghiệp xi măng là đầu tư nhiều vào TSCĐ vì vậy chỉ tiêu này nếu tính ra quá thấp sẽ thể hiện DN sử dụng không có hiệu quả TSCĐ, nhưng nếu quá cao lại thể hiện TSCĐcủa DN đầu tư ở mức quá thấp và DN phải tốn nhiều chi phí vốn để tăng tài sản trong tương lai. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Số vòng quay tài Doanh thu thuần
Thời gian một vòng quay
của tài sản dài hạn
sản cố định = (3.3)
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
Ngoài ra, các DNSX xi măng cũng nên xác định thời gian cần thiết để TSCĐ quay được một vòng là bao nhiêu ngày thông qua công thức dưới đây:
Trong đó thời gian của kỳ phân tích nếu tính theo năm thì thời gian sẽ là 360 ngày, tính theo quý thời gian là 90 ngày, tính theo tháng thời gian là 30 ngày. Tuy nhiên với đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên thời gian của kỳ phân tích thường được các nhà phân tích phân tích định kỳ hàng năm. Chỉ tiêu này càng thấp chì chứng tỏ DN quản lý và sử dụng tốt TSCĐ góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN.
+ Phân tích năng lực sử dụng của vật tư:
Vật tư cần thiết dự trữ trong các DNSX xi măng chủ yếu là nguyên vật liệu. Khi DN xác định được lượng nguyên vật liệu dự trữ vừa đủ sẽ làm giảm chi phí lưu kho đồng thời giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn do thiếu vật tư. Dự trữ NVL thừa hay thiếu đều bất lợi đối với mỗi DN, nếu DN dự trữ thừa NVL sẽ làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi dẫn đến làm tăng chi phí và tăng giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc giảm tính cạnh tranh trong DN, mặt khác nếu DN dự trữ thiếu dẫn đến quá trình sản xuất sẽ phải dừng lại vì không đủ NVL cho sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và không đáp ứng kịp các đơn hàng của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và năng lực sản xuất của DN. Do vậy, NCS đưa ra gợi ý về cách xác định lượng vật tư dự trữ cho sản xuất bằng công thức dưới đây:
Số vòng quay của NVL dự trữ cho sản xuất
Tổng giá trị nhập kho của NVL =
Giá trị NVL tồn kho bình quân (3.5)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng các loại NVL của DN trong kỳ kinh doanh. Đối với các DNSX xi măng thì NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản xuất. Vì vậy, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của NVL thông qua phân tích chỉ tiêu số vòng quay của NVL là cần thiết. Nếu trong kỳ NVL quay được nhiều vòng chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của DN tốt kéo theo HQKD được nâng cao.
Ngoài ra các DNSX xi măng niêm yết cũng nên xác định thời gian thực hiện một vòng quay của NVL bằng công thức dưới đây:
Thời gian một vòng quay của NVL dự trữ cho sản xuất (ngày)
Thời gian của kỳ phân tích = Số vòng quay của NVL dự trữ cho
sản xuất
(3.6)
Trong đó thời gian của kỳ phân tích nếu tính theo năm thì thời gian sẽ là 360 ngày, tính theo quý thời gian là 90 ngày, tính theo tháng thời gian là 30 ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chì chứng tỏ DN quản lý và sử dụng tốt nguồn NVL cho sản xuất.
Hoàn thiện nội dung phân tích khả năng sinh lợi:
Khả năng sinh lợi là đối tương các tất cả các NQL và NĐT hay những người có liên quan đặc biệt quan tâm. Mặc dù khả năng sinh lợi của chi phí có ý nghĩa quan trọng trong mỗi DN, nó cho biết tình hình sử dụng các loại chi phí trong DN đã hiệu quả hay chưa, tiết kiệm hay lãng phí để DN có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại chưa được nhiều DNSX xi măng quan tâm và thực hiện. Vì vậy, NCS đưa ra cách tính và chỉ ra ý nghĩa cụ thể của chỉ tiêu này cho các DNSX xi măng niêm yết như sau:
Khả năng sinh lợi của tổng chi phí
= Lợi nhuận kế toán trước thuế (3.7) Tổng chi phí
Khi phân tích chỉ tiêu này các DN cần phân tích và đánh giá chỉ tiêu khả năng sinh lợi của chi phí trong một giai đoạn đủ dài tối thiểu là 5 năm để thấy được trong một giai đoạn xu hướng biến động của chỉ tiêu ra sao, tình hình quản lý chi phí tại DN mình đã thực sự tốt hay chưa.
Hoàn thiện nội dung phân tích HQKD từ phía nhà đầu tư:
Thời gian một vòng quay
của tài sản cố định
Kết quả phân tích thực trạng tại chương 2 cho thấy các nhà phân tích của các DNSX xi măng niêm yết chỉ tập trung phân tích chỉ tiêu EPS. Ngoài chỉ tiêu thunhập trên mỗi cổ phiếu phổ thông (EPS) là chỉ tiêu hấp dẫ n các NĐT để đầu tư vào DN và cũng là chỉ tiêu quảng bá về vị thế và năng lực cạnh tranh của DN. EPS của mỗi DN càng lớn phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của DN càng mạnh, khả năng trả cổ tức cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng.
Kết quả khảo sát cho thấy có rất ít các DNSX xi măng niêm yết cung cấp thông tin về hệ số của chỉ tiêu P/E cho các NQL và NĐT. Hệ số này cho biết để có được một đồng thu nhập hiện tại của DN cần phải trả giá bao nhiêu đồng. Hệ số này càng cao thể hiện kỳ vọng của NĐT về sự tăng trưởng của cổ phiếu DN đã đã đầu tư. Ngoài ra, hệ số này còn cho biết giá trị thị trường của DN. Các DN có thể sử dụng chỉ số P/E để định giá và so sánh kết quả hoạt động của các DN với nhau. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu (P/E)
= Giá thị trường cổ phiếu (3.8) Thu nhập của mỗi cổ phiếu
Tuy nhiên nếu hoạt động kinh doanh của DN bị thua lỗ làm cho chỉ tiêu EPS âm (<0) trong khi các NĐT vẫn muốn đầu tư thì cần phải xem xét thêm chỉ số P/B. Vì vậy, tác giả kiến nghị các nhà phân tích của các DN cần phân tích và công khai cả thông tin về P/B và NCS có đưa ra gợi ý về cách tính về chỉ tiêu này cho các DN, cụ thể cách tính toán chỉ tiêu này như sau:
Hệ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B)
= Giá thị trường cổ phiếu (3.9) Giá trị ghi sổ của cổ phiếu
Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả xã hội:
Ngoài đạt được hiệu quả về mặt kinh tế về lâu dài các DNSX xi măng cũng phải quan tâm đến các hoạt động cho xã hội, cho cộng đồng và nâng cao đời sống vật chất cho người lao động nhằm phát triển ổn định và bền vững. Mỗi một DN tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế đạt được sẽ tính toán một tỷ lệ chi phí hợp lý tính trên tổng doanh thu và sẵn sàng chi ra khoản chi phí đó cho các hoạt động phát triển cộng đồng. Ngoài ra, DN luôn có các chính sách phúc lợi cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Điều này sẽ tác động ngược lại đến hiệu quả công việc được tốt hơn, năng suất lao động được nâng cao.
Hoàn thiện nội dung phân tích HQMT:
Để đạt được HQMT bản thân mỗi NQL DN trước hết phải tự ý thức được trách nhiệm của chính DN đối với bảo vệ môi trường để từ đó có các phương án cụ thể nhằm hạn chế tối đa tác hại gây ra cho môi trường từ khâu khai thác đến khâu sản xuất clinker và xi măng cũng như có các biện pháp xử lý ô nhiễm thải ra từ quá trình sản xuất. DN nên đặt các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu cần thực hiện.
Thứ nhất, các DNSX xi măng cần khai thác đúng sản lượng theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp phép. Quá trình khai thác mỏ đá thu được hỗn hợp đá CaCO3, đá nhiễm Magie, đã nhiễm nhôm, Silic trong đó đá CaCO3 là nguyên liệu chính sử dụng cho sản xuất xi măng và clinker. Do đó DN phải có kỹ thuật phối trộn và tận dụng toàn bộ các nguyên liệu đó đưa vào sử dụng. Việc tận dụng sử dụng được tối đa tài nguyên khai thác sẽ không làm lãng phí tài nguyên và giảm gây ô nhiễm ra môi trường. Đồng thời quá trình sản xuất phải gia tăng chính phẩm, hạn chế tối đa các phế phẩm như clinker nung không chín hay xi măng không đạt chất lượng. Hoạt động này vừa gây ô nhiễm môi trường đồng thời cũng gây thiệt hại về hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, các DNSX xi măng cần tận dụng tối đa nguồn nguyên, nhiên liệu thứ cấp như vải vụn, vỏ cây, bảng mạch điện tử sam sung để đốt sẽ sinh ra nhiệt dùng để nung clinker và sản xuất xi măng. Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên, nhiên liệu thứ cấp vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho DN.
Thứ ba, các DNSX xi măng cần tận dụng tối đa các chất thải của các nhà máy công nghiệp khác để làm phụ gia cho quá trình nghiền xi măng. Các chất thải mà DN có thể sử dụng của các nhà máy khác như sỉ than hay tro bay nhiệt điện, sỉ lò cao trong quá trình luyện thép, mangan, đá thải trong quá trình khai thác mỏ than. Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả chất thải của nhà máy công nghiệp khác vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho DN.
Thứ tư, các DNSX xi măng cần phải nhận diện và xác định được chính xác đâu là các yếu tố thuộc về chi phí môi trường để từ đó có thể tính toán được chiphí môi trường tính trên 1 tấn xi măng. Việc tính toán được chi phí môi trường sẽ giúp DN kiểm soát tốt các khoản chi phí này đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho DN.
Thứ năm, đặc điểm của các DNSX xi măng là lượng phát thải bụi từ quá trình sản xuất xi măng là rất lớn. Vì thế các DN phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị lọc bụi để xem xét, đánh giá hiện trạng của các túi lọc bụi có bị hỏng, rách hay không. Nếu hệ thống lọc bụi có công nghệ cũ và không đảm bảo thì DN nên đầu tư mới và sử dụng theo đúng tiêu chuẩn qui định. Các DN cần đầu tư lắp đặt hệ thống theo dõi và kiểm soát chi phí môi trường để đạt hiệu quả lâu dài nhằm phát triển ổn định và bền vững cụ thể nên lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường để kiểm soát lượng được phát thải ra môi trường không vượt quá ngưỡng cho phép.
Thứ sáu, với đặc điểm của ngành xi măng là quá trình sản xuất xi măng thải ra rất nhiều nhiệt mặc dù công nghệ sản xuất xi măng hiện nay đã được cải tiến rất nhiều để giảm thiểu đến mức tối đa lượng nhiệt lãng phí tuy nhiên vẫn còn một lượng nhiệt đáng kể tổn thất ra ngoài môi trường. Vì vậy, mỗi DN cần cân nhắc lợi ích mà hệ thống tận dụng phát điện nhiệt dư mang lại, điều kiện lắp đặt có phù hợp với đặc điểm sản xuất của DN mình không đồng thời cũng cần tính đến nguồn lực tài chính của đơn vị. Đây là giải pháp giúp DN vừa mang hiệu quả kinh tế vừa góp phần giải quyết bài toán giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí CO2 hướng đến phát triển xanh.