Đối với Ngành và Hiệp hội Xi măng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 109)

8. Kết cấu của luận án

3.3.2. Đối với Ngành và Hiệp hội Xi măng

Hiệp hội Xi măng được thành lập nhằm mục đích hợp tác hỗ trợ các DN trong ngành xi măng để thúc đẩy sự phát triển của mỗi DN kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các DN. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành có tác động đến phân tích HQKD trong việc đưa ra các quyết định quản lý tài chính. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở so sánh quan trọng trong phân tích HQKD. Khi so sánh chỉ tiêu tài chính của DN với chỉ tiêu trung bình ngành thì kết quả phân tích không bị bó hẹp mà được thể hiện đầy đủ hơn, giúp chủ thể quản lý nhìn nhận được vị thế của DN để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp hơn. Tuy nhiên hiện nay thì Hiệp hội xi măng vẫn chưa xây dựng được bộ số liệu về HQKD trung bình chung của ngành xi măng theo các chỉ tiêu phân tích HQKD. Vì vậy, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các DN xi măng thì Hiệp hội cần xây dựng riêng hệ thống các chỉ tiêu phân tích HQKD sao cho thống nhất và phù hợp với đặc thù của ngành công nghiệp xi măng nói chung và các DNSX xi măng nói riêng. Hiệp hội cần thường xuyên cập nhật số liệu từ các DN để xây dựng bộ số liệu làm cơ sở cho các DN so sánh, đối chiếu để thấy sự vị trí hiện tại của mình so với các DN khác trong cùng ngành, từ đó có động lực để cải tiến sản xuất và nâng cao HQKD. Trong quá trình xây dựng bộ số liệu trung bình ngành Hiệp hội xi măng cần yêu cầu sự hỗ trợ từ phía cơ quan chủ quản - Bộ xây dựng để bộ số liệu có được độ tin cậy và tính chính xác cao và là cơ sở đáng tin cậy cho các DN xi măng sử dụng.

3.3.3.Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết

Để các giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD trở thành công cụ hữu ích trong quá trình quản lý DN, về phía các DN cần quan tâm các vấn đề sau:

Thứ nhất, các DN cần tăng cường nhận thức cho các NQL, các đơn vị, phòng, ban trong DN đặc biệt là các NQL cấp cao về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc phân tích HQKD để phối hợp cung cấp thông tin cho việc phân tích được chính xác và kịp thời để đưa ra các chính sách phát triển DN đúng hướng.

Thứ hai, DN cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phân tích HQKD: Trong xu thế cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra như vũ bão, nền kinh tế đã chuyển đổi số không ngừng thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phân tích HQKD tại DN là một yêu cầu tất yếu khách quan. Việc ứng dụng CNTT vào phân tích HQKD sẽ giúp rút ngắn thời gian, cung cấp thông tin nhanh chóng, tăng độ chính xác của quá trình phân tích và góp phần tiết kiệm chi phí. Vì vậy, DN cần đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc hiện đại theo hướng tin học hóa để hỗ trợ cho việc phân tích được dễ dàng và thuận lợi như đầu tư mua sắm các phần mềm chuyên dụng: phần mềm vẽ đồ họa chuyên nghiệp, phần mềm xử lý số liệu big data, phần mềm ERP. Ngoài ra, CMCN 4.0 cũng đòi hỏi các DN phải xem xét đến hình ảnh của DN bằng cách đưa đầy đủ các thông tin của DN lên trang web. Vì đây là nguồn chính thống để thu hút các NĐT.

Thứ ba, DN phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho cán bộ phân tích bởi kết quả phân tích có chính xác và đầy đủ hay không phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ phân tích. Mặc dù, CNTT hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phân tích tuy nhiên nó chỉ là công cụ phân tích mà người điều khiển công cụ này chính là yếu tố con người. Vì vậy, DN phải thường xuyên bồi dưỡng, cử cán bộ làm nhiệm vụ phân tích HQKD đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bổ sung thêm kiến thức về công nghệ thông tin. Để đáp ứng yêu cầu của công việc đòi hỏi cán bộ làm công tích phân tích HQKD cần phải hội tụ đầy đủ 5 yếu tố thông qua hình 3.4:

Thường xuyên cập nhật kiến thức về chứng khoán, thuế và kế toán.

Am hiểu sâu về đặc điểm của ngành nghề kinh doanh.

Hình 3.4: Yêu cầu đối với cán bộ phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Thứ tư, DN cần tiến hành công tác phân tích HQKD mang tính định kỳ, thường xuyên hàng tháng, hàng quý, hàng năm và cụ thể hóa bằng văn bản báo cáo để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng và các NQL. DN cần tổ chức thành lập một bộ phận chuyên trách hoặc đề cử người làm công tác chuyên trách thực hiện phân tích HQKD và báo cáo kết quả phân tích để đảm bảo tính chuyên môn hóa cao và nâng cao hiệu quả thông tin cung cấp. Người phụ trách bộ phận này phải là người có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức chuyên sâu về kế toán, tài chính và phân tích kinh doanh có thể là kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính - kế toán.

Thứ năm, các DN cần cùng nhau xây dựng một cách chi tiết, đầy đủ và thống nhất bộ chỉ tiêu phân tích HQKD phù hợp với ngành công nghiệp xi măng để làm cơ sở đánh giá và dễ dàng so sánh tình hình hoạt động giữa các DN. Từ đó sẽ biết được vị trí của DN đang ở đâu so với các DN khác trong cùng ngành để tiếp tục cố gắng, phấn đấu. Bộ chỉ tiêu này cũng giúp các NĐT dễ dàng so sánh HQKD giữa các DN với nhau và với mức trung bình của ngành. Từ đó lựa chọn được DN nào kinh doanh hiệu quả hoặc có tiềm năng kinh doanh hiệu quả để quyết định đầu tư.

Thứ sáu, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành xi măng Việt Nam rất lớn đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và phát triển các DNSX nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng ngày một lớn mạnh. Để làm được việc đó đặt ra hàng loạt các vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trong đó có hoàn thiện phân tích HQKD đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết đã được đề cập tại chương 2. Trong chương 3 này, tác giả đã trình bày định hướng và mục tiêu phát triển của ngành xi măng cũng như các DNSX xi măng niêm yết. Để hoạt động phân tích HQKD của các DNSX xi măng niêm yết đạt hiệu quả cần thực hiện đầy đủ 03 yêu cầu và 05 nguyên tắc trong quá trình phân tích. Cuối cùng tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết về cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích, nội dung và chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích và quy trình phân tích. Để các giải pháp đưa ra được thực thi cần có sự phối kết hợp từ các cơ quan gồm hỗ trợ từ phía Nhà nước, các cơ quan chủ quản và Hiệp hội xi măng và đặc biệt là nỗ lực nội tại từ bản thân các DNSX xi măng.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid - 19 gây ra cho toàn bộ nền kinh tế thế giới và Việt Nam, các DNSX xi măng niêm yết trong nước cũng không rơi vào trường hợp ngoại lệ. Việc sản xuất và kinh doanh của các DNSX xi măng gặp vô vàn những khó khăn, thách thức nhưng các DN đã luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua để giảm thiếu tối đa những bất lợi gây ra đó. Để có thế phát huy hiệu quả hoạt động của các DNSX xi măng niêm yết đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hoạt động phân tích HQKD tại các DN này nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quan trọng trong hoạt động SXKD cũng như cung cấp các thông tin hữu ích để thu hút các NĐT đặc biệt trong thời đại nền kinh tế số như hiện nay và đến năm 2025 bắt buộc tất cả các DN phải áp dụng lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS thì việc hoàn thiện phân tích HQKD trong các DN nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Vì thế, việc hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết là một đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

Trong phạm vi nội dung, luận án đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Bổ sung vào cơ sở lý luận về phân tích HQKD trong các DNSX để làm rõ bản chất của HQKD và phân tích HQKD trong các DNSX.

- Chỉ ra được ảnh hưởng đặc điểm ngành xi măng có ảnh hưởng đến phân tích HQKD như thế nào, làm rõ những thành tựu đã đạt được, những mặt còn tồn tại trong quá trình phân tích HQKD tại 18 DNSX xi măng niêm yết. Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp giúp phù hợp với mỗi DNSX xi măng nhằm hoàn thiện phân tích HQKD trong DN mình nhằm cung cấp thông tin có giá trị phục vụ cho các quyết định của NQL, NĐT và các đối tượng quan tâm.

Ngoài những kết quả luận án đã giải quyết được thì hạn chế thứ nhất của luận án là mới xây dựng được một số chỉ tiêu phản ánh HQMT mà chưa chỉ rõ được đâu là những chi phí thuộc về môi trường trong các DNSX xi măng niêm yết và cũng chưa tính ra chi tiết chi phí môi trường mà các DN phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm môi trường tính trên một tấn xi măng. Hạn chế thứ hai trong luận án chính là mới dự báo về HQKD của các DN dưới góc độ hiệu quả kinh tế. Đây cũng là hướng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo mà tác giả sẽ thực hiện trong tương lai.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thị Quỳnh Chi, Bạch Thị Huyên (2016), “Giải quyết tồn tại trong phân tích báo cáo tài chính ở VNPT Thái Nguyên”, Tạp chí Tài chính, số 630.

2. Bạch Thị Huyên (2016), “Thực trạng áp dụng kế toán chu trình chi phí tại một số doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường ĐH Quy Nhơn.

3. Bạch Thị Huyên, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hường (2017), “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Cầu Bắc Kạn”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số cuối tháng.

4. Nguyễn Thu Hằng, Bạch Thị Huyên (2020), “Đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, số 727.

5. Bạch Thị Huyên (2021), “Đặc điểm của ngành xi măng ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 592.

6. Bạch Thị Huyên (2021), “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 18.

7. Bạch Thị Huyên (2021), “Một số yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 595.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết giai đoạn từ 2010 - 2020.

[2] Báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

[3] Báo cáo phân tích của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

[4] Nguyễn Tấn Bình (2005), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[5] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015.

[6] Hà Thị Việt Châu (2017), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sửa ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[7] Lương Khánh Chi (2017), Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

[8] Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

[9] Nguyễn Văn Công (2009), Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, tạp chí Kinh tế và Phát triển, tr. 112-116.

[10] Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[11] Nguyễn Văn Công và Cộng sự (2017), Giáo trình phân tích BCTC, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[12] Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017), Giáo trình Phân tích tài chính,

NXB Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[13] Nguyễn Hoàng Dũng (2017), Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính.

[14] Trần Tiến Dũng (2018), Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HSX, Tạp chí Tài chính. https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-

kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-bat-dong-san-niem-yet-tren-hsx-136874.html

[15] Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[16] Mai Thanh Giang và Trần Văn Quyết (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 258 tháng 12/2018.

[17] Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[18] Triệu Thị Thu Hằng (2017), Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên HSE, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr.30-33; Tháng 3/2017.

[19] Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.

[20] Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[21] Ngô Thị Thu Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuấ t xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

[22] Đặng Thị Hương, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm từ dữ liệu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam niêm yết, Tạp chí Khoa

học và Công nghệ, số 46/2018.

[23] Trần Thị Thu Hường (2014), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[24] Nguyễn Trọng Kiên (2020), Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.

[25] Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Công (2020), The determinants of profitability in listed enterprises: A study from Vietnamese stock exchange, The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, số 7, tr. 47-58.

https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no1.47

[26] Nguyễn Văn Linh, Đặng Ngọc Hùng (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 39, tháng 4/2017.

[27] Dương Thu Minh (2020), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.

[28] Lê Thị Nhung (2017), Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành xi măng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

[29] Lê Hồng Nhung (2017), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[30] Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[31] Trần Thị Thu Phong (2012), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[32] Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.

[33] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.

[34] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w