Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 53 - 56)

8. Kết cấu của luận án

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Các DNSX xi măng niêm yết đều là các CTCP thỏa mãn các điều kiện để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của các DNSX xi măng sẽ có cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP theo hướng dẫn tại điều lệ mẫu theo quyết định số 15/2007/QĐ - BTC ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính. Cơ cấu tổ chức trong các CTCP bao gồm: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát.

Đại hội cổ đông là cơ quan thẩm quyền cao nhất của CTCP mà đại biểu là tất cả các cổ đông của công ty; Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty được Đại hội cổ đông bầu ra để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu mà đại hội cổ đông đã biểu quyết thông qua; Ban giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành công việc hàng ngày của công ty. Ban kiểm soát đóng vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Trong CTCP, phân định rõ ràng giữa chủ sở hữu với những người điều hành công ty nên họ thường chọn những người có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn quản lý SXKD của công ty. Đây là nhân tố quan trọng để công ty hoạt động hiệu quả. Tác giả đưa ra 02 mô hình bộ máy quản lý của công ty có quy mô vốn lớn nhất điển hình là CTCP xi măng Hà Tiên 1 và công ty

có quy mô vốn nhỏ nhất là CTCP xi măng Thái Bình. Với CTCP xi măng Hà Tiên có quy mô vốn khá lớn, mô hình tổ chức bộ máy quản lý phức tạp ngoài kết cấu chung của CTCP gồm có Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thì tại Công ty Hà Tiên 1 còn có rất nhiều các phòng ban chức năng, nhà máy xi măng, trạm nghiền,.. thể hiện qua hình 2.7.

Tại CTCP xi măng Thái Bình có quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tương đối đơn giản và gọn nhẹ được thể hiện qua hình 2.8. Tại CTCP xi măng Thái Bình cũng tương tự như CTCP xi măng Hà Tiên 1 bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Tại Công ty chưa thành lập kiểm toán nội bộ và vẫn đang xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Ban giám đốc chỉ có duy nhất Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Điều lệ Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 04 phòng ban chức năng gồm: Phòng Kế toán tài chính, Phòng Hành chính tổ chức - LĐTL, Phòng Kế hoạch và Phòng Khoa học côngnghệ. Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ về quản lý công tác nhân sự, lao động tiền lương, định mức tiêu hao vật tư cho sản xuất, nguồn cung cấp vật tư, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, an toàn lao động,.. và các nhiệm vụ khác phục vụ cho quá trình sản xuất và đầu tư. Tại Công ty có một phân xưởng sản xuất trực thuộc Công ty đó là phân xưởng Xi măng Thành phố, phân xưởng này trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo các công đoạn chính gồm: Công đoạn phơi, đập, vận chuyển và chứa nguyên liệu; công đoạn nghiền liệu; công đoạn nung luyện Clinker; công đoạn nghiền than; công đoạn nghiền xi măng và công đoạn đóng bao. Như vậy có thể thấy, với quy mô hoạt động nhỏ thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP xi măng Thái Bình tương đối dễ dàng và gọn nhé.

Hình 2.7: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Hà Tiên 1

(Nguồn: CTCP xi măng Hà Tiên 1)

Với đặc điểm là Công ty cổ phần thì bộ máy quản lý của CTCP xi măng Hà Tiên 1 cũng bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc (bao gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc). Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, tổ chức điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Các Phó tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau baogồm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính; Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và Phó tổng giảm đốc phụ trách kinh doanh. Ngoài ra, Phó Tổng đốc giám kỹ thuật điều hành trực tiếp 05 đơn vị sản xuất xi măng của Công ty gồm có 02 nhà máy sản xuất clinker, xi măng là nhà máy xi măng Bình Phước, Kiên Lương và 03 trạm nghiền xi măng là trạm nghiền Long An, Phú Hữu, Cam Ranh. Tại các nhà máy và trạm nghiền được tổ chức thành các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất chính (Khai thác, Clinker, Xi măng) và phân xưởng phụ trợ sản xuất (Sửa chữa). Các nhà máy và trạm nghiền triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch do Công ty giao, có con dấu riêng và là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty.

Hình 2.8: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP xi măng Thái Bình

(Nguồn: CTCP xi măng Thái Bình)

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của các DNSX xi măng ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh

Đặc điểm hoạt động của ngành sản xuất xi măng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến HQKD cũng như phân tích HQKD trong các DN. Vì vậy, khi thực hiện phân tích HQKD các nhà phân tích phải chú trọng đến yếu tố này. Các đặc điểm của ngành xi măng quyết định đến nội dung và chỉ tiêu phân tích HQKD của các DNSX xi măng thông qua những đặc điểm dưới đây:

- Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất:

Cho đến nay, xi măng có đặc điểm rất đặc biệt và chưa có một loại vật liệu nào có thể thay thế hoàn toàn cho xi măng. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Hiện nay 100% các DNSX xi măng đang vận hành dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô công nghệ lò quay. Đây là dây chuyền hiện đại, tự động hóa cao, tiêu thụ ít năng lượng và nhiên liệu, tốn ít nhân công vận hành quá trình sản xuất. Các loại sản phẩm chính mà các DNSX xi măng tạo ra bao gồm: Clinker PC50 và PC60; Xi măng Portland PC40 và PC50; Xi măng Portland hỗn hợp PCB30 và PCB40; Xi măng trắng PCW; Một số loại chuyên dụng chịu mặn, bền sunphat.

Hầu hết các DNSX xi măng niêm yết đều có giấy phép khai thác khoáng sản là đá vôi, đá sét nên có khả năng chủ động trong công tác tổ chức sản xuất đồng bộ từ khâu khai thác nguyên liệu ban đầu đến sản xuất chế biến để tạo ra sản phẩm xi măng cuối cùng. Số ít DN như DN có mã chứng khoán TBX; TXM và SCJ không có hoạt động khai thác nguồn vật liệu đầu vào vì vậy phải đi mua ngoài của các DN khác trong nước hoặc là nhập khẩu. Những DN không chủ động về nguồn nguyên liệu thì chỉ thực hiện quy trình sản xuất từ giai đoạn nghiền nguyên liệu đến giai đoạn sản xuất xi măng. Với đặc điểm về quy trình sản xuất phức tạp, các DNSX xi măng niêm yết muốn hoạt động tốt trong lĩnh vực này đòi hỏi các phải có đủ năng lực tài chính, khả năng quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn chi phí nhằm tạo lập phát triển thị trường lành mạnh và bền vững. Do đó, trong quá trình phân tích HQKD các nhà phân tích cần quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trong các DN.

- Đặc điểm về đầu tư vốn:

Ngành công nghiệp xi măng là ngành công nghiệp nặng với đặc trưng cần đầu tư TSCĐ lớn với nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất để phục vụ cho việc khai thác vật liệu, sản xuất clinker và xi măng và được coi là yếu tố then chốt quyết định trình độ sản xuất và hiệu quả của các DN. Trình độ công nghệ sản xuất quyết định phần lớn năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ tiết kiệm vật tư. Công nghệ sản xuất hiện đại thì càng thúc đẩy HQKD. Không chỉ quyết định đến tính hiệu quả kinh tế mà công nghệ sản xuất xi măng còn quyết định đến hiệu quả về mặt môi trường vì các dây chuyền thiết bị lạc hậu sẽ không đem lại HQKD cho các DN và đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Đặc trưng này đòi hỏi các DNSX xi măng khi phân

tích HQKD phải phân tích kỹ các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng của TSCĐ cũng như tỷ suất sinh lợi của tài sản, vòng quay TSCĐ, thời gian của một vòng quay.

- Đặc điểm nguồn nguyên vật liệu đầu vào:

Chi phí nguyên vật liệu của các DNSX xi măng niêm yết chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá thành sản phẩm mà nguồn khoáng sản tự nhiên như các mỏ đá vôi, đất sét dùng làm nguyên vật liệu để sản xuất xi măng mang tính khan hiếm và ngày càng cạn kiệt. Đây là tài nguyên không tái tạo, khi các DN khai thác thì dần dần đến một lúc nào đó tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên vật liệu đầu vào để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn ảnh hưởng đến HQKD của DN. Do vậy, khi phân tích HQKD cần xem xét đến yếu tố vật tư dự trữ cho sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất không bị ngừng do không đảm bảo yếu tố nguyên vật liệu đầu vào.

- Đặc điểm về mối quan hệ với hoạt động xây dựng:

Ngành xi măng có mối quan hệ mật thiết với ngành xây dựng - một ngành tồn tại cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có tính chất mùa vụ. Hoạt động xây dựng thường diễn ra vào mùa khô trong năm, khi có nhiều hoạt động xây dựng diễn ra thì sản lượng tiêu thụ xi măng sẽ rất lớn. Đồng thời, đối với ngành xây dựng thời gian thi công dài nên vấn đề chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến kéo theo ngành xi măng cũng bị chiếm dụng vốn kéo theo. Các chủ đầu tư khi thi công các công trình thường mua chịu vật liệu xi măng của các DN xi măng nên phải sau một thời gian dài các DN xi măng mới thu hồi đủ vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của các DN. Vì vậy, khi phân tích HQKD cần chú trọng đến chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của các khoản phải thu như là vòng quay các khoản phải thu và thời gian thực hiện một vòng quay (kỳ thu tiền bình quân).

Hơn nữa, vào mùa mưa sản lượng tiêu thụ trong các DNSX xi măng sẽ giảm hẳn và lượng hàng tồn kho sẽ tăng lớn. Trong những năm qua, các DN đang phải đổi mặt với tình trạng cung vượt quá cầu dẫn đến lượng HTK tăng cao. Vì vậy, khi phân tích HQKD cần phân tích đến các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của HTK như vòng quay HTK, thời gian thực hiện một vòng quay.

- Đặc điểm về chi phí môi trường:

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng cho toàn xã hội và sức khỏe của con người. Xuất phát từ các hoạt động về khai thác các mỏ đá vôi, đất sét và hoạt động sản xuất xi măng thì lượng CO2 thải ra môitrường là rất lớn. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến HQKD của DN bởi những DNSX xi măng sẽ phải chi ra một lượng chi phí lớn để xử lý vấn đề ô nhiễm này kéo theo đó sẽ có sự thay đổi lớn đến HQKD của các DN. Vì vậy, khi phân tích HQKD các nhà phân tích cần xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh về HQMT.

- Đặc điểm về phân cấp quản lý tài chính:

Tại các DNSX xi măng niêm yết thường hoạt động theo hai mô hình bao gồm DN độc lập (như Công ty có mã chứng khóan BTS, CLH, HOM, HVX, SCJ, TBX, PTE, YBC, LCC, VCX, CQT, X18 và TXM) và mô hình Công ty Mẹ - Công ty con (như công ty có mã chứng khóan HT1, BCC, QNC, SDY, CCM). Đối với DN hoạt động độc lập thì chỉ tiêu sử dụng để phân tích HQKD được thu thập từ chính báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của chính DN đó. Đối với DN hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con thì chỉ tiêu sử dụng cho phân tích được thu thập trên báo cáo tài chính hợp nhất. Do đó, khi phân tích HQKD các nhà phân tích phải biết được là công ty hoạt động theo mô hình nào để lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp.

Với những đặc điểm kể trên, hoạt động phân tích HQKD của các DN ngành xi măng sẽ khác so với phân tích HQKD của các DN ngành khác.

2.2. Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w