Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 78)

8. Kết cấu của luận án

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số hạn chế

Về cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích:

Khi sử dụng BCTC để phân tích thì các DNSX xi măng chủ yếu sử dụng hai báo cáo là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà ít sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính hay trong báo cáo quản trị thì đa phần là sử dụng báo cáo của hội đồng quản trị và báo cáo của ban giám đốc. Vẫn còn một số DN chưa kết hợp sử dụng thông tin chung về tình hình kinh tế với thông tin theo ngành kinh tế. Việc sử dụ ng không đầy đủ thông tin trong quá trình phân tích sẽ làm kết quả phân tích chưa được chính xác, chưa mang tính khách quan nhiều và cũng chưa đánh giá đúng thực trạng của DN. Ví dụ như trong giai đoạn hiện nay, trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh COVID - 19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Các ngành sản xuất trong nước trong đó có ngành xi măng gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Điều này làm cho các DNSX trong ngành xi măng đều gặp khó khăn chung. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả hay không không những cần phải xem xét với các DN trong cùng ngành nghề mà phải đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế chung hiện nay. Do đó, khi phân tích HQKD các cán bộ

phân tích cần phải thu thập đầy đủ thông tin để có thể đánh giá được chính xác nhất về thực trạng hiện tại của DN. BCTC là nguồn tài liệu quan trọng để tiến hành phân tích HQKD. Với lộ trình của Bộ Tài chính về cách lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) thì đến năm 2022 các DN niêm yết nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng - những DN đi đầu trong lĩnh vực ngành sẽ phải tự nguyện thực hiện lập BCTC theo IFRS. Nhưng kết quả phỏng vấn các đối tượng khảo sát cho thấy hiện nay còn nhiều DNSX xi măng niêm yết chưa tìm hiểu và chuẩn bị tài liệu về cách lập BCTC theo IFRS thậm chí có DN còn không biết đến sự tồn tại của IFRS.

Ngoài ra trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay đòi hỏi các DN phải thích ứng với chuyển đổi số và các nền tảng công nghệ để có thể lưu trữ và xử lý một khối lớn dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích nhưng việc tiếp cận của các DN với các ứng dụng của chuyển đổi số vẫn còn hạn chế.

Về nội dung phân tích:

Bên cạnh một số ít DNSX xi măng niêm yết thực hiện phân tích tương đối đầy đủ các chỉ tiêu phân tích thì vẫn còn rất nhiều DN chưa thực hiện tốt công tác này thậm chí còn có DN chưa thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cơ bản theo quy định của pháp luật. Hơn nữa các thông tin được cung cấp chưa được các NQL và NĐT sử dụng nhiều trong các quyết định quản lý hay quyết định đầu tư. Nội dung phân tích trong các DNSX xi măng niêm yết vẫn còn tồn tại một số các hạn chế sau:

+ Đối với nội dung đánh giá khái quát HQKD: Nhìn chung các DNSX xi măng niêm yết đều thực hiện phân tích các chỉ tiêu thuộc nội dung này. Tuy nhiên, kết quả phân tích tại nhiều DN mới chỉ đưa ra những nhận xét chung chung chưa cụ thể, chi tiết cũng như chưa phân tích nguyên nhân để giải thích sự tăng, giảm của các chỉ tiêu hoặc có DN chỉ dừng lại ở việc tính toán ra chỉ tiêu. Do vậy, kết quả phân tích sơ sài, thông tin cung cấp cho NQL và các đối tượng quan tâm được được đầy đủ. Mặt khác, vẫn còn DN chưa nhận thức đúng bản chất của HQKD và kết quả kinh doanh như công ty TBX.

+ Đối với nội dung phân tích năng lực hoạt động: Các DNSX xi măng đa số đều thực hiện phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động theo qui định của pháp luật gồm chỉ tiêu về vòng quay của hàng tồn kho và vòng quay của tổng tàisản. Tuy nhiên những chỉ tiêu còn lại trong nội dung này phả n ánh đặc trưng của ngành chưa được các DN quan tâm nhiều như chỉ tiêu về vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tài sản cố định hay vòng quay vật tư dự trữ cho sản xuất,.... và vẫn còn chỉ tiêu tính toán chưa chính xác

+ Đối với nội dung phân tích khả năng sinh lợi: Trong 3 chỉ tiêu thuộc nội dung này thì các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của tài sản và của vốn chủ sở hữu hầu hết các DNSX xi măng niêm yết đều thực hiện phân tích. Tuy nhiên, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của chi phí thì hầu như các DN chưa đưa vào thực hiện phân tích. Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng giúp DN đánh giá được việc kiểm soát tổng chi phí phát sinh có hiệu quả hay không. Khi DN kiểm soát tốt được các yếu tố chi phí giúp DN tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao vị thế. Trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi theo qui định của pháp luật thì chỉ tiêu này cũng chưa được qui định phải phân tích vì thế mà các DN ít thực hiện khi công bố thông tin. Ngoài ra, tên gọi của chỉ tiêu chưa có sự thống nhất.

+ Đối với nội dung phân tích HQKD từ phía NĐT: Các DNSX xi măng niêm yết đều thực hiện phân tích chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) mà chưa có thực hiện phân tích những chỉ tiêu khác trong nhóm này vì đây là chỉ tiêu được các NĐT đặc biệt quan tâm. Bởi trong thông tư số 155/2015/TT-BTC trình bày trên BCTN không có qui định cụ thể về nội dung này. Vì vậy, các chỉ tiêu còn lại rất ít được các DN trình bày.

+ Đối với nội dung phản ánh HQXH: Các chỉ tiêu thuộc của nội dung này chưa được chú trọng và thực hiện trong phần lớn các DNSX xi măng niêm yết.

+ Đối với nội dung phản ánh HQMT:

Vẫn có DNSX xi măng khai thác tài nguyên khoáng sản vượt quá công suất theo quy định của giấy phép khai thác và chưa sử dụng hiệu quả các tài nguyên khai thác mỏ đá. Việc khai thác vượt quá qui định và không tận dụng được tối đa tài nguyên khai thác mỏ đá gây lãng phí tài nguyên dẫn đến gây ô nhiễm đến môi trường.

Một số DNSX xi măng chưa sử dụng hiệu quả nguồn nguyên, nhiên liệu thứ cấp và các chất thải của các nhà máy khác cho quá trình sản xuất xi măng và clinker.

Chưa có một DNSX niêm yết nào xác định được chính xác chi phí về xử lý môi trường tính trên 1 tấn xi măng. Theo kết quả phỏng vấn tại CTCP xi măng Bỉm

Sơn ước tính chí phí xử lý môi trường cho 1 tấn xi măng khoảng 3 nghìn đồng. Tuy nhiên việc ước tính chi phí này chưa có độ chính xác cao bởi việc nhận diện và phân loại đó có phải là chi phí môi trường không DN còn chưa thực hiện được. Vì vậy, sẽ có rất nhiều chi phí bị bỏ sót mà chưa được tính vào chi phí môi trường.

Hệ thống lọc bụi tại một số DN chưa đạt yêu cầu, vượt quá nồng độ bụi cho phép và gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người dân địa phương sống khu vực cạnh nhà máy. Kết quả điều tra tại CTCP xi măng La Hiên cho thấy, người dân lên tiếng rất nhiều về lượng bụi phát thải của nhà máy thải ra môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sống và sức khỏa của họ.

Việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường để kiểm soát lượng được phát thải ra môi trường vẫn còn một số DN chưa thực hiện. Đặc biệt đối với hệ thống tận dụng phát điện nhiệt dư thì rất ít các DN lắp đặt sử dụng là do chi phí đầu tư cho thiết bị này là rất lớn. Nhiều DN không đủ nguồn lực tài chính hoặc không dám bỏ tiền ra để đầu tư hoặc có DN chưa nhận thức được những lợi ích của hệ thống phát điện nhiệt dư mang lại.

Về phương pháp phân tích:

Mặc dù 100% các DNSX xi măng niêm yết đều sử dụng phương pháp so sánh hay một số DN có sử dụng phương pháp đồ thị trong quá trình phân tích HQKD tuy nhiên phương pháp này đa số các DN mới sử dụng một cách hết sức đơn giản bằng cách so sánh số liệu của kỳ phân tích với kỳ trước. Số liệu so sánh thường chỉ sử dụng từ 2 đến 3 năm, rất ít DN so sánh được số liệu trong thời gian 4 hoặc 5 năm. Với khoảng 2 - 3 năm thì chưa thể đánh giá được đầy đủ về xu hướng vận động của các chỉ tiêu. Rất ít DNSX xi măng niêm yết có sự so sánh chỉ tiêu phân tích với các DN khác cùng ngành hoặc với trung bình ngành hoặc nếu có so sánh cũng không được thể hiện trong BCTN và báo cáo phân tích của DN. Vì thế các nhà quản trị khó có thể đánh giá đúng vị thế hiện tại cũng như tính cạnh tranh của DN so với các DN khác trong cùng lĩnh vực, với NĐT khi chưa biết HQKD giữa các DN đó cũng rất khó để đưa ra quyết định đầu tư.

Các phương pháp phân tích được cho là có tính kỹ thuật cao hơn so với phương pháp so sánh như phương pháp loại trừ, SWOT, dự đoán và Dupont đượcrất ít các DN sử dụng trong phân tích. Những phương pháp này phức tạp hơn nhưng nếu được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả công tác phân tích HQKD trong các DN. Việc không áp dụng phương pháp khác: phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont và phương pháp dự báo nên trong quá trình phân tích chưa có những phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi của các chỉ tiêu. Đặc biệt, chưa đưa ra được các kết luận dự báo cho HQKD kỳ tới.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng chưa có bất cứ một DNSX xi măng niêm yết nào thực hiện dự báo thông qua phân tích hồi quy bằng sử dụng mô hình kinh tế lượng. Đây là phương pháp giúp DN dự báo tốt xu hướng vận động của các chỉ tiêu để cải thiện HQKD trong tương lai của DN. Qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát cho thấy các DN dự báo các chỉ tiêu cho kế hoạch hay tương lai chủ yếu dự trên kết quả của các chỉ tiêu trong quá khứ và kỳ vọng ở tương lai để đưa ra số liệu cụ thể của các chỉ tiêu. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất phương pháp dự báo bằng mô hình kinh tế lượng trong chương 3.

Về quy trình phân tích:

Hiện nay, tất cả các DNSX xi măng đều chưa tổ chức được một bộ phận phân tích độc lập, công việc phân tích hầu hết đều do phòng tài chính - kế toán thực hiện, một số ít DN công việc này lại được thực hiện bởi ban kiểm toán nội bộ hay phòng marketing thực hiện hay phòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm nên mức độ hiểu biết về chuyên môn còn bị hạn chế. Tại các DN này chưa có một quy trình phân tích chuẩn từ khâu lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích đến kết thúc phân tích và công bố thông tin và, vẫn còn DN không thực hiện lập kế hoạch phân tích trước khi tiến hành quá trình phân tích dẫn đến quá trình phân tích mất nhiều thời gian, chi phí và kết quả thu được không đem lại hiệu quả cao. Một số DN chưa được coi trọng công tác phân tích HQKD và chưa coi đó là một công việc bắt buộc trong quy trình quản lý. Chính vì lẽ đó mà thông tin do phân tích HQKD đem lại chưa thực sự có chất lượng cao để hỗ trợ các quyết định của NQL, các NĐT cũng như các đối tượng quan tâm khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Về cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích:

Sở dĩ vẫn còn một số DNSX xi măng chưa thực hiện thu thập đầy đủ tài liệu phục vụ cho quá trình phân tích xuất phát từ nhận thức ngay từ ban đầu của NQLcho rằng phân tích HQKD không hỗ trợ nhiều cho việc ra quyết định dẫn đến việc thu thập thông tin không được coi trọng và thực hiện cụ thể theo kết quả khảo sát trong số 36 NQL có 22

người chiếm 61,11% không thường xuyên sử dụng kết quả từ phân tích HQKD khi đưa ra các quyết định. Họ cho rằng mức độ đóng góp của thông tin không nhiều bởi một số cho rằng thông tin không kịp thời chiếm 36,36%, một số cho rằng thông tin không đầy đủ, chính xác chiếm 45,45% và số khác cho rằng thông tin bao gồm cả không kịp thời, không đầy đủ, chính xác chiếm 18,18%.

Nguyên nhân nhiều DN chưa biết đến hay chưa chuẩn bị lập BCTC theo IFRS là do một số các cán bộ phân tích trong các DN chưa biết đến thông tin này bởi chưa cập nhật liên tục, thường xuyên các thông tin và một số đã biết thông tin nhưng nghĩ rằng đến năm 2025 mới bắt buộc phải lập nên vẫn còn nhiều thời gian tìm hiểu sau. Với trình độ chuyên môn hiện tại của cán bộ phân tích để hiểu được đầy đủ các chuẩn mực theo IFRS tương đối khó và phức tạp. Vì vậy, các DN phải tạo điều kiện cho các nhà phân tích đi học khóa bồi dưỡng về lập BCTC theo IFRS hoặc mời các chuyên gia về Công ty để đào tạo cho họ. Bên cạnh đó, các DN cũng chưa nhận thức được hết những lợi ích mà chuyển đổi số sẽ mang lại cho DN, mặt khác họ cũng ngại chuyển đổi nên cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chưa được chú trọng và đầu tư trong DN.

Về nội dung phân tích:

Thứ nhất, sở dĩ những DN này chưa phân tích đầy đủ những chỉ tiêu tài chính cơ bản bởi những quy định của pháp luật chưa chặt chẽ và chưa mang tính bắt buộc là những chỉ tiêu nào bắt buộc tất cả các DN niêm yết trên TTCK phải thực hiện.

Thứ hai, thông tin về phân tích HQKD trong hầu hết các DNSX xi măng niêm yết tính minh bạch thông tin chưa cao bởi những thông tin trình bày trên BCTN được rút bớt rất nhiều chỉ tiêu so với báo cáo phân tích của các DN thậm chí có những chỉ tiêu phản ánh trên BCTN khác hẳn so với báo cáo phân tích. Nhữ ng DN có xu hướng không muốn công khai cung cấp toàn bộ thông tin về HQKD của DN mình cũng có thể họ không muốn để lộ toàn bộ thông tin mà chỉ trình bày những chỉ tiêu chủ yếu trên BCTN. Thực tế cho thấy minh bạch hóa thông tin làmột trong những yêu cầu bắt buộc và là việc làm rất cần thiết không chỉ của DNSX xi măng niêm yết mà của tất cả các DN trên kinh doanh trên thị trường đặc biệt là các DN niêm yết trên TTCK. Những thông tin phản ánh về HQKD củ a DN khi được trình bày đầy đủ và minh bạch sẽ thu hút rất nhiều các đối tượng quan tâm đặc biệt là các NĐT trên TTCK. Thông tin của các DN là kênh tham khảo quan trọng và đáng tin cậy trong việc đưa ra quyết định của NĐT. Kết quả khảo sát cho thấy trong số 40 NĐT có phiếu hợp lệ thì chỉ có 27.5% NĐT thường xuyên sử dụng thông tin của DN; 55% NĐT ít khi sử dụng và 17.5% NĐT không sử dụng và lý do NĐT không sử dụng hoặc ít sử dụng vì họ cho rằng mức độ đóng góp của thông tin ít hoặc thậm chí không đóng góp trong các quyết định đầu tư của họ.

Thứ ba, công việc phân tích tài chính DN nói chung và phân tích HQKD nói riêng tại Việt Nam còn ch ưa được chú trọng trong khi đó ở những nước tiên tiến thì Anh, Pháp hay Mỹ thì công việc này được coi như một nghề quan trọng. Tại Việt Nam phân tích tài chính DN hay phân tích HQKD chưa được coi là một nghề nghiệp vì vậy chương trình đào tạo này mới chỉ được giảng dạy tai một số ít các trường đại học khối kinh tế trong nước.

Thứ tư, kiến thức chuyên môn am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính, kế toán của cán bộ phân tích chưa cao. Vì vậy trong quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính vẫn còn sai sót như trong các công thức tính khả năng sinh lợi của các yếu tố thì mẫu số phải là giá trị bình quân nhưng các nhà phân tích hầu như là lấy chỉ tiêu cuối kỳ để tính toán, hay như cách gọi tên các chỉ tiêu chưa thống nhất như vòng quay của tài sản dài hạn lại có DN gọi là vòng quay của vốn cố định hay đơn vị tính của những chỉ tiêu cũng chưa được chính xác ví dụ như hệ số của các chỉ tiêu thì có nhiều nhà phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w