8. Kết cấu của luận án
3.2.1. Hoàn thiện cơsở dữ liệu phục vụ cho phântích
Cơ sở dữ liệu là tài liệu quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành phân tích HQKD. Để quá trình phân tích HQKD thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao tức là thông tin phải thực sự hữu ích trong các quyết định của NQL và NĐT đòi hỏi cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích phải được chuẩn bị đầy đủ bao gồm cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài DN. Đối với thông tin bên trong, cụ thể với BCTC cần phân tích kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC, với báo cáo quản trị cần bổ sung thêm nhiều thông tin khác có liên q uan như báo cáo so sánh với các đối thủ cạnh tranh, báo cáo về môi trường,…. Đối với thông tin bên ngoài cần thu thập cả thông tin chung về tình hình kinh tế và thông tin theo ngành kinh tế. Các thông tin được thu thập phải đảm bảo luôn được cập nhật, đảm bảo tính chính xác của thông tin phải có độ tin cậy cao và sử dụng kết hợp tất cả các thông tin có liên quan để kết quả phân tích được chính xác nhất. Có như vậy thì kết quả phân tích HQKD mới thực sự đem lại thông tin đầy đủ, toàn diện trên mọi khía cạnh.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ với sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng công nghệ số 4.0. Sự liên kết và tương tác giữa các DN, cácNĐT trong nước cũng như các DN, NĐT nước ngoài ngày càng gần hơn. Theo lộ trình của Bộ Tài chính thì việc áp dụng IFRS cho tất cả các DN Việt Nam phải thực hiện trong tương lai rất gần cụ thể năm 2022, các DN niêm yết - những DN tiên phong đi đầu sẽ phải tự nguyện lập BCTC theo IFRS và đến năm 2025 áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi loại hình DN. Các chuẩn mực theo IFRS được đánh giá phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của DN, vì thế BCTC được lập theo IFRS là một yêu cầu tất yếu. Hơn nữa, áp dụng IFRS đem lại nhiều lợi ích cho các DN niêm yết như tăng tính minh bạch và tính có thể so sánh, tăng hiệu quả thị trường, giảm chi phí vốn và tăng tính cạnh tranh của DN. Hiện nay, VAS của Việt Nam có tổng số 26 chuẩn mực nên còn thiếu rất nhiều so với thông lệ quốc tế đặc biệt là chuẩn mực về thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản - đây là chuẩn mực có liên quan mật thiết với ngành xi măng. Trong số các chuẩn mực được ban hành của IFRS thì chuẩn mực BCTC số 13 “giá trị hợp lý” và chuẩn mực BCTC số 15 “doanh thu từ hợp đồng với khách hàng”có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến phân tích HQKD của DN. Theo IFRS số 13 thì DN sẽ phải thực hiện đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý trong VAS tại Việt Nam thì vẫn ghi nhận theo giá gốc. Đối với những tài sản có sự biến động mạnh thì việc DN ghi nhận theo giá gốc là không hợp lý. Sự chênh lệch này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dữ liệu phục vụ cho phân tích và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin được cung cấp từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của NQL và NĐT. Theo IFRS số 15 khi ghi nhận doanh thu phải tính đến yếu tố ảnh hưởng thời gian của tiền. Nếu VAS không quan trọng sau bao lâu thu được tiền miễn là thu được thì IFRS đã tính đến giá trị thời gian của tiền theo đó sẽ phải quy đổi giá trị tương lai của tiền về giá trị hiện tại để ghi nhận doanh thu đặc biệt đối với những giao dịch có thời gian thu hồi trên 1 năm. Mặt khác theo VAS doanh thu chỉ được ghi nhận khi xác định một cách chắc chắn thì doanh thu theo IFRS được ghi nhận dựa theo tỷ lệ doanh thu chắc chắn thu được. Việc khi nhận doanh thu theo VAS và IFRS có sự chênh lệch sẽ ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng thông tin được cung cấp. Do đó, các DN cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ cáchthức lập BCTC theo IFRS để đón đầu những cơ hội mới, khẳng định vị thế và năng lực của DN nhằm thu hút các NĐT trong và ngoài nước.
Ngoài ra, với sự phát triển như vũ bảo của cuộc CMCN 4.0 thì nguồn dữ liệu cho phân tích HQKD không còn giới hạn ở các BCTC, BCTN của DN. Vì thế các DN cần sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin cũng như trí tuệ nhân tạo để tiến hành phân tích dữ liệu lớn - big data (để chỉ một khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, đa dạng, thay đổi nhanh và phức tạp mà những công nghệ hay phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý trong một khoảng thời gian nhất định) bởi để có kết quả phân tích HQKD được đầy đủ và toàn diện đòi hỏi một lượng lớn nguồn dữ liệu trong phân tích trong cuộc CMCN 4.0 gồm dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Công nghệ
thông tin hiện đại sẽ giúp DN lưu trữ an toàn được khối lượng dữ liệu khổng lồ đặc biệt đối với các DNSX xi măng hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.