Hoàn thiện phương pháp phântích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 92 - 104)

8. Kết cấu của luận án

3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phântích

Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp giúp DN có thể phân tích và đánh giá chính xác, đầy đủ trên mọi khía cạnh của cơ sở dữ liệu làm tăng tính hiệu quả của thông tin nhằm cung cấp cho các NQL, NĐT và các đối tượng khác trong việc đưa ra các quyết định quản lý tài chính hay quyết định đầu tư. Đối với các DNSX xi măng niêm yết trên TTCK thì tính cạnh tranh rất cao, phương pháp phân tích linh hoạt, hiệu quả giúp DN biết được những thế mạnh, những rủi ro có thể xảy đến hay biết được những nhân tố nào tác động lên HQKD và tác động như thế nào để đưa ra các chính sách phù hợp.

Thực trạng cho thấy hầu hết các DNSX xi măng niêm yết chỉ sử dụng phương pháp so sánh giản đơn và một số rất ít các DNSX xi măng có sử dụng các phương pháp còn lại. Nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh không thôi là chưa đủ cơ sở tin cậy để đánh giá toàn diện và chuẩn xác HQKD đồng thời tiềm ấn nhiều rủi ro khi ra quyết định đối với các NQL và NĐT. Vì vậy, các DN cần có sự kết hợp thêm với nhiều phương pháp khác như phương pháp biểu đồ, phương pháp Dupont, phương pháp ma trận SWOT, phương pháp dự báo, … Việc sử dụng kết hợp đầy đủ các phương pháp sẽ cho ra kết quả phân tích đầy đủ và chính xác phục vụ cho các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn của DN nhằm phát triển bền vững. Do vậy, tác giả đề xuất các phương pháp dưới đây giúp các DN có thể xem xét để áp dụng vào đơn vị mình:

Vận dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp biểu đồ

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng cho tất cả các DNSX xi măng. Kết quả phân tích được các DN thể hiện lên biểu đồ dưới dạng cột hoặc dạng dòng giúp người sử dụng thông tin dễ dàng nắm bắt thông tin và có cái nhìn trực quan, tổng thể nhất giúp người đọc nhanh chóng đánh giá HQKD của DN so với các DN khác.

Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều DN mới chỉ dừng lại tính toán các chỉ tiêu phân tích ở hai năm liền kề và tính ra phần chênh lệch. Đồng thời quá trình phân tích cũng cho thấy rằng chưa có một DN nào thực thiện so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành. Vì vậy, tác giả đề xuất các DNSX xi măng niêm yết thực hiện phân tích các chỉ tiêu đánh giá khái quát HQKD trong thời gian 5 năm và thực hiện so sánh với TB ngành và các DN xi măng có quy mô tương đương với DN mình để biết được DN mình đang đứng ở vị trí nào, kinh doanh có hiệu quả so với các DN khác trong cùng ngành hay không đồng thời làm nổi bật vị thế, tính cạnh tranh của DN so với DN khác. Chỉ tiêu trung bình ngành do khó có thể thu thập đầy đủ của tất cả các DNSX xi măng nên có thể lấy giá trị TB của các DNSX xi măng niêm yết.

Bảng 3.2: Đánh giá khái quát HQKD của các DNSX xi măng niêm yết với các DN khác trong cùng ngành

Nội dung phân tích DNA DNB .… DNN TB

ngành

Chỉ tiêu của DN so với

DNA DNB TB ngành

I. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát

HQKD

- Tỷ suất GVHB trên DTT

- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên DTT ……..

II. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động - Vòng quay của HTK - Thời gian một vòng quay HTK ……. III. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

- Khả năng sinh lợi của tài sản ……..

Tác giả đưa ra ví dụ về phân tích khả năng sinh lợi của tài sản tại Công ty Bỉm Sơn giai đoạn 2015 - 2020 so với các DN thuộc nhóm đối tượng có qui mô > 1000 tỷ và so với TB ngành được hiển hiện trên biểu đồ tại Hình 3.1 và Hình 3.2 như sau:

Hình 3.1: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng cột)

Hình 3.2: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bỉm Sơn với các DN khác có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng dòng)

Nhìn vào biểu đồ trên người sử dụng thông tin dễ dàng đánh giá được trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 đến 2020 thì hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP xi măng Bỉm Sơn nhìn chung chỉ kém so với Công ty dẫn đầu ngành là Công ty Hà Tiên 1. Năm 2017 là năm hiệu quả sử dụng chung của tất cả các Công ty đều giảm nhưng đây là năm hiệu quả tại BCC giảm đột biến trong 5 năm. Từ năm 2018 trở đi BCC dần lấy lại vị thế, hiệu quả sử dụng ngày càng có xu hướng đi lên. Đây là mộtđiều đáng lưu tâm để các NQL đưa ra chiến lược phát triển cũng như các NĐT đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng đắn.

Để phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng HQKD, đầu tiên các nhà phân tích phải lựa chọn được chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất HQKD thường là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của DN như chỉ tiêu ROE, ROE, ROA. Sau đó sử dụng phương pháp so sánh cụ thể là so sánh bằng số tương đối định gốc bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu các kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc rồi thể hiện kết quả tính toán được lên biểu đồ để xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích từ đó xác định được HQKD của DN tăng lên, giảm xuống hay không có sự thay đổi. Nếu các nhà phân tích sử dụng so sánh bằng số tương đối liên hoàn tức là so sánh liên tục theo thời gian trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu tiêu kỳ gốc liền kề rồi thể hiện kết quả lên biểu đồ giúp người phân tích đánh giá được nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích và HQKD của DN có tăng trưởng ổn định hay không, đều đặn hay bấp bênh. Nhịp điệu tăng trưởng có ổn định mới đảm bảo cho xu hướng tăng trưởng bền vững. Ví dụ để tính toán xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu ROE các nhà phân tích có thể lập bảng phân tích như sau:

Bảng 3.3: So sánh xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi VCSH theo thời gian

Chỉ tiêu Năm N (gốc) Năm (N+1) Năm (N+2) Năm (N+3) Năm (N+4) Năm (N+5) 1. Trị số của ROE Yo Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 2. Tốc độ tăng

trưởng định gốc của ROE

(Y1- Yo)/Yo (Y2- Yo)/Yo (Y3- Yo)/Yo (Y4- Yo)/Yo (Y5- Yo)/Yo

2. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của ROE (Y1- Yo)/Yo (Y2- Y1)/Y1 (Y3- Y2)/Y2 (Y4- Y3)/Y3 (Y5- Y4)/Y4

Vận dụng phương pháp loại trừ:

Các DNSX xi măng niêm yết đều có thể vận dụng phương pháp này trong việc xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này đỏi hỏi cán bộ phân tích của DN phải có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực kế toán, tài chính để có thể giải thích được kết quả tính toán.

Phương pháp này đòi hỏi khi xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó lên chỉ tiêu phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Để thực hiện được phương pháp này các nhà phân tích đầu tiên cần phải xác định chỉ tiêu cũng như công thức của chỉ tiêu phân tích, từ đó lựa chọn phương pháp sử dụng là phương pháp số chênh lệch hay phương pháp thay thế liên hoàn cho phù hợp. Nếu công thức của chỉ tiêu phân tích có dạng tích số thì có thể sử dụ ng phương pháp số chênh lệch và thay thế liên hoàn và ngược lại nếu công thức có dạng thương số thì chỉ nên sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Tiếp đến là xác định nhân tố ảnh hưởng, sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng rồi thu thập số liệu và tính toán và cuối cùng đưa ra những nhận xét, kiến nghị. Mặc dù phương pháp này dễ thực hiện và có thể áp dụng trong các DN nhưng điểm hạn chế nhất của phương pháp này là khi xem xét một nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích thì phải cố định những nhân tố còn lại. Điều này chưa thực sự phù hợp với thực tế bởi các sự kiện kinh tế luôn luôn biến đổi dù ít hay nhiều.

Ví dụ để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) các nhà phân tích của các DNSX xi măng niêm yết có thể sử dụng phương pháp loại trừ và thực hiện như sau:

+ Xác định chỉ tiêu phân tích:

Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế (3.10) Tổng tài sản bình quân

+ Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích ROA là tổng tài sản bình quân (TSBQ) và lợi nhuận sau thuế (LNST).

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích ROA trong đó mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân đến ROA được kí hiệu là ∆ ROAtsbq và mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế đến ROA được ký hiệu là ∆ ROAlnst theo công thức như sau:

∆ ROAtsbq = LNST kỳ gốc - LNST kỳ gốc

Tổng TSBQ kỳ phân tích Tổng TSBQ kỳ gốc

∆ ROAlnst = LNST kỳ phân tích - LNST kỳ gốc

Tổng TSBQ kỳ phân tích Tổng TSBQ kỳ phân tích

+ Dựa trên kết quả tính toán được tiến hành phân tích và đưa ra nhận xét, kiến nghị giúp DN nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.

Vận dụng phương pháp Dupont:

Khi vận dụng phương pháp Dupont các nhà phân tích cần kết hợp với phương pháp loại trừ để có thể đánh giá được sự tác động của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích về khả năng sinh lợi. Phương pháp này đỏi hỏi cán bộ phân tích của DN phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vực kế toán, tài chính để có thể giải thích được kết quả tính toán từ đó gợi ý các chính sách nhằm gia tăng khả năng sinh lợi.

Phương pháp này thường được các nhà phân tích dùng trong phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi ROE, ROA và ROS. Kết quả phân tích giúp các nhà phân tích biết được sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích là do nhân tố nào gây ra để có biện pháp tác động. Để thực hiện được phương pháp này các nhà phân tích đầu tiên cần phải xác định chỉ tiêu cần phân tích là chỉ tiêu nào sau đó biến đổi chỉ tiêu phân tích thành tích số của các nhân tố ảnh hưởng. Tiếp đến là sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng rồi thu thập số liệu và tính toán. Cuối cùng dựa trên số liệu đã tính toán để giải thích tác động của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích và rút ra kết luận.

Vận dụng mô hình Dupont vào phân tích khả năng sinh lợi của VCSH (ROE) tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 trong năm 2019 - 2020 cụ thể:

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế =

Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân (3.12) Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân

ROE = ROS x TAT x AFL

Sau khi đã sử dụng phương pháp Dupont để biến đổi chỉ tiêu phân tích, các nhà phân tích phải sắp xếp các nhân tố theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng và công thức trên được viết lại như sau:

ROE = AFL x TAT x ROS

Trong đó: ROS là khả năng sinh lợi của doanh thu

TAT là số vòng quay (số lần luân chuyển) của tài sản AFL là đòn bẩy tài chính bình quân

Từ phương trình trên cho thấy chỉ tiêu phân tích ở đây chính là khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu này chịu tác động của 3 nhân tố là khả năng sinh lợi của doanh thu; số vòng quay của tài sản và đòn bẩy tài chính bình quân. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) tại CTCP xi măng Hà Tiên 1

Chỉ tiêu Năm 2019 (0) Năm 2020 (1) Chênh lệch

+/- % LNST 740,609,711,135 608,014,439,439 -132,595,271,696 -17.904 DT thuần 8,838,624,994,415 7,962,629,037,850 -875,995,956,565 -9.911 Tổng TS BQ 10,459,806,802,894 10,164,547,853,347 -295,258,949,547 -2.823 Vốn CSH BQ 5,270,819,194,317 5,378,511,633,739 107,692,439,422 2.043 ROE 0.14051131 0.11304511 -0.0274662 -19.547 AFL 1.984474598 1.889843984 -0.094630614 -4.7685 TAT 0.845008437 0.783372675 -0.061635762 -7.2941 ROS 0.083792412 0.076358504 -0.007433909 -8.8718

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE

∆AFL = (AFL1 - AFLo) x TAT0 x ROSo -0.006700349

∆TAT = AFL1 x (TAT1 - TAT0) x ROSo -0.009760306

∆ROS = AFL1 x TAT1 x (ROS1 - ROSo) -0.011005545

(Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC đã kiểm toán tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 trong hai năm 2019 - 2020)

Từ số liệu phân tích tại Bảng 3.4 ta thấy khả năng sinh lợi của VCSH tại Công ty HT1 năm 2020 giảm 0,0273 lần so với năm 2019 tức là giảm 19,55% so với năm 2019. Nguyên nhân tổng quát khiến ROE giảm là do LNST năm 2020 giảm đánh kể so với năm 2019 cụ thể là 132,595,271,696 tỷ đồng tức là giảm 17,9% đồng thời VCSH của HT1 năm 2020 có sự tăng nhẹ so với năm 2019 với số tiền là 107,692,439,422 tỷ đồng tức là tăng 2,04%. Cả hai yếu tố này đều làm cho hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty Hà Tiên 1 giảm. Nguyên nhân sâu sa khiến ROE củaHT1 giảm như vậy là do chịu tác động của 3 yếu tố gồm ROS, TAT và AFL đều giảm. Cả 3 yếu tố này trong năm 2020 đều giảm so với năm 2019 trong đó giảm mạnh nhất là nhân tố ROS giảm 0.011 lần tức là hiệu quả sử dụng doanh thu của Công ty trong năm 2020 là chưa tốt là do doanh thu năm 2020 sụt giảm mạnh với số tiền lên tới 875,995,956,565 tỷ đồng. Bên cạnh đó TAT và AFL giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chưa hiệu quả cũng như cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Vì vậy, để cải thiện ROE yêu cầu HT1 phải tìm ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong những năm tới, nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cũng như cơ cấu lại nguồn vốn cho phù hợp.

Vận dụng phương pháp ma trận SWOT:

Phương pháp ma trận SWOT thực sự cần thiết cho các DN bởi mỗi một DN sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng khi đưa ra các kế hoạch sản xuất cũng như chiến lược phát triển. Để phát huy điểm mạnh, các DN cũng phải phân tích các cơ hội có thể đạt lấy và thách thức có thế gặp phải trong từng giai đoạn khác nhau giúp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Điều này đòi hỏi dữ liệu phục vụ cho phân tích cần phải đầy đủ, đa dạng và cán bộ phân tích phải là người có kiến thức, am hiểu sâu sắc về ngành nghề kinh doanh, về thị trường.

Trong tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi mỗi một DN nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng

phải xác định được điểm mạnh của DN là gì, điểm yếu hay hạn chế của DN gặp phải là vấn đề gì. Dịch bệnh gây ra những thách thức (nguy cơ) mà DN phải đương đầu là những sự kiện gì. Thách thức cũng là tiền đề để các DN tìm thấy cơ hội mới cho DN mình trong đó, DN cần phải phát huy điểm mạnh của DN có để đón nhận thêm nhiều cơ hội mới và trong khó khăn DN phải nỗ lực tìm ra mọi biện pháp để chống chọi với những khó khắn, thách thức. Khi DN đã vượt qua được những rào cản đó càng chứng tỏ bản lĩnh vững vàng của DN để có thể luôn ứng biến với các sự việc không thuận lợi bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Mô hình ma trận SWOT áp dụng tại các DNSX xi măng niêm yết có thể khái quát qua Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Mô hình ma trận SWOT áp dụng cho các DNSX xi măng niêm yết

SWOT Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

Điểm mạnh (Strengths)

Khai thác cơ hội: Tận dụng các điểm mạnh, lợi thế có sẵn để khai thác các cơ hội mọi lúc, mọi nơi.

Vượt qua thử thách:

- Sử dụng điểm mạnh để vượt qua thử thách.

- Phát triển các kế hoạch dài hạn bổ sung, hoàn thiện.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Dựa trên các khả năng vượt qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội.

- Phát triển các kế hoạch dài

hạn đối mặt với đe dọa và hoàn thiện các yếu điểm.

- Vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm để

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w