Lịch sử hình thành và pháttriển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 50 - 53)

8. Kết cấu của luận án

2.1.1. Lịch sử hình thành và pháttriển

Ngành xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta. Xi măng là loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Đa số các ngành nghề đều cần tới xi măng và sự phát triển của ngành xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác cũng phát triển.

Đến nay, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã hình thành và phát triển trên 100 năm. Trong giai đoạn dưới chế độ thực dân và những năm chiến tranh, ngành xi măng Việt Nam phát triển không đáng kể. Ngành xi măng Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ trong hơn 30 năm gần đây, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.

Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam ra đời gắn với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Cơ sở sản xuất xi măng đầu tiên là Nhà máy xi măng Hải Phòng. Nhà máy được người Pháp khởi công xây dựng ngày 25/12/1899, là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương với 2 lò có công suất 3 vạn tấn/năm. Trong giai đoạn trước năm 1990, Ngành xi măng chậm phát triển do kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.

Từ sau năm 1990, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu xi măng cả nước. Năm 1997 đã đáp ứng trên 80% và đến năm 2000 đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về xi măng xây dựng trong cả nước. Tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng. Năm 2000, Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ nội địa 13,29 triệu tấn xi măng chưa nằm trong top 20 nước sản xuất nhiều xi măng trên thế giới. Năm 2005, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa Việt Nam là 28,8 triệu tấn. Đến năm 2009, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa 45,5 triệu tấn xi măng. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước sản xuất nhiều xi măng trên thế giới. Giai đoạn từ năm 2005 - 2009, bìnhquân nhu cầu sử dụng xi măng trên thế giới hàng năm tăng 6,2%. Việt Nam hàng năm tăng trưởng về sản xuất và tiêu thụ xi măng vào khoảng 12 - 16%, nhập khẩu khoảng 3,5 - 4,5 triệu tấn clinker. Từ năm 2009, tình trạng dư cung trong ngành xi măng đã bắt đầu xảy ra và dự báo mức dư cung ngày một tăng, điều này khiến cho các DN xi măng có sự cạnh tranh gay gắt.

Từ sau năm 2010 đến nay, các DN xi măng Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2014, tình hình kinh tế Việt Nam đã bước đầu được phục hồi, thị trường bất động sản đã ấm dần lên và đạt được những kết quả khả quan nhất định. Tình hình tiêu thụ xi măng khá hơn, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ 71 triệu tấn, tăng 15%, tiêu thụ nội địa 50,6 triệu tấn xi măng, tăng 10% so với năm 2013. Việt Nam đứng thứ 5 trong top các nước sản xuất nhiều xi măng trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ). Năm 2017 do ảnh hưởng của thời tiết mưa bão nhiều, lũ lụt lớn ảnh hưởng đến việc tiêu thụ xi măng trong cả nước. Vật liệu là cát xây dựng có sự biến động mạnh cả về nguồn cung và giá, giá cát tăng mạnh làm giảm tiến độ của các dự án, điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể, làm giảm lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa. Cũng năm 2017, giá than - là một trong những nhiên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất xi măng đã tăng gần 10% so với năm 2016. Cuối năm 2017, giá điện cũng tăng thêm 6,08% làm tăng đáng kể giá thành sản xuất xi măng và clinker. Năm 2018, ngành xi măng có nhiều điểm sáng, sản lượng sản xuất đạt 90,2 triệu tấn xi măng, xuất khẩu clinker và xi măng đạt mức kỷ lục 31,65 triệu tấn. Năm 2018 ngành xi măng có nhiều điểm sáng, cụ thể theo số liệu của Bộ Xây dựng trong năm 2018, cả nước hiện có 82 dây chuyền sản xuất xi măng, sản lượng sản xuất đạt 90,2 triệu tấn xi măng, sản phẩm clinker và xi măng tiêu thụ đạt 96,73 triệu tấn trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 65,08 triệu tấn xi măng. Lượng tồn kho sản phẩm xi măng cả nước trong năm 2018 chỉ còn khoảng 1,7 triệu tấn chủ yếu là clinker. Bên cạnh đó, xuất khẩu clinker và xi măng mức kỷ lục là 31,65 triệu tấn, lớn nhất từ trước tới nay tăng 55% so với năm 2017. Với lượng xuất khẩu bứt phá này đã giúp ngành xi măng giải quyết bài toán thừa cùng. Nguyên nhân của việc xuất khẩu tăng trưởng mạnh so với những năm trước bởi Trung Quốc từ một nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu xi măng nhưng nay đã chuyển sang nhập khẩu. Ngoài ra, Trung

Quốc còn là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, sản lượng clinker và xi măng xuất sang Trung Quốc năm 2018 đạt 9,9 triệu tấn và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng. Năm 2019, sản lượng sản xuất xi măng đạt 98 triệu tấn/năm với 82 dây chuyền, tiệu thụ xi măng trong nước là 64 triệu tấn, xuất khẩu xi măng và clinker của nước ta đạt xấp xỉ 34 triệu tấn, trị giá 1,394 tỷ USD, tăng hơn 148 triệu USD so với năm 2018. Năm 2020, cả nước có 86 dây chuyền sản xuất được sản xuất theo phương pháp khô, sản lượng sản xuất xi măng đạt 80,97 triệu tấn trong đó tiêu thụ trong nước là 62,12 triệu tấn giảm 4% so với năm 2019. Mặc dù chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 nhưng lượng xuất khẩu xi măng và clinker năm 2020 vẫn cao hơn năm trước, với sản lượng đạt hơn 38,4 triệu tấn, trị giá hơn 1,43 tỷ USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với năm 2019. Trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất của Việt Nam sau đó là Philippines.

Trong giai đoạn 8 năm từ 2013-2020, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước được thể hiện tại hình 2.1 và tình hình xuất khẩu clinker và xi măng được thể hiện tại hình 2.2.

Hình 2.1: Thị trường sản xuất và tiêu thụ xi măng trong nước giai đoạn 2013-2020

(Nguồn: https://ximang.vn, Hiệp hội xi măng và tác giả tổng hợp)

Hình 2.2: Thị trường xuất khẩu clinker và xi măng giai đoạn 2013-2020

(Nguồn: https://ximang.vn, Hiệp Hội xi măng, tác giả tổng hợp)

năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM. Ngày 8 tháng 3 năm 2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng chính thức ra mắt. Điều đó giúp DN mở rộng cơ hội kinh doanh và đặt ra mục tiêu cho DN là luôn phải nâng cao HQKD hơn nữa để thu hút nhiều NĐT tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Không nằm ngoài xu thế đó, các DNSX xi măng cũng đã niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán từ rất sớm để đón đầu những cơ hội đầu tư mới như CTCP xi măng Bỉm Sơn có mã chứng khoán BCC và CTCP xi măng Bút Sơn có mã chứng khoán BTS. Ban đầu khi mới niêm yết số lượng và mức vốn hóa của các DN vẫn còn nhỏ và càng ngày càng gia tăng cả về qui mô và giá trị. Tính đến ngày 31/12/2020, số lượng các DNSX xi măng niêm yết thuộc đối tượng nghiên cứu có tổng số là 18 DN. Việc phân loại các DN vào các nhóm khác nhau sẽ căn cứ vào từng tiêu thức phân loại cụ thể:

Xét theo tiêu thức sàn chứng khoán niêm yết gồm: 07 DN hiện đang niêm yết tại sàn HNX chiếm tỷ lệ 38,9%; 02 DN hiện đang niêm yết tại sàn HSE chiếm tỷ lệ 11,1% và 9 DN hiện đang niêm yết tại sàn Upcom chiếm tỷ lệ 50% (Phụ lục 1) được thể hiện cụ thể qua hình 2.3. Như vậy, có thể thấy là các DNSX xi măng hầu hết có địa điểm tại miền Bắc và miền Trung bởi nguồn nguyên liệu là đá vôi và đá sét chủ yếu phân bố ở hai miền này. Theo cách phân loại này cũng cho thấy số lượng các DN niêm yết trên sàn Upcom lớn chiếm 50% trong tổng số các DN niêmyết, một số DN do hoạt động không hiệu quả nên phải chuyển đổi từ sàn niêm yết chính thức xuống sàn không chính thức. Do vậy hoàn thiện phân tích HQKD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN là việc làm cần thiết.

Hình 2.3: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo sàn chứng khoán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Xét theo tiêu thức quy mô vốn kinh doanh (tổng tài sản) gồm: DN có tổng tài sản dưới 100 tỷ: 02 DN là TBX và SDY chiếm tỷ lệ 11,1%. DN có tổng tài sản từ 100 tỷ đến dưới 500 tỷ: 04 DN là LCC; PTE; TXM và CLH chiếm tỷ lệ 22,3%. DN có tổng tài sản từ 500 tỷ đến dưới 1000 tỷ: 06 DN là HVX; YBC; CCM; VCX; CQT; X188 chiếm tỷ lệ 33,3% và DN có tổng tài sản trên 1000 tỷ: 06 DN là SCJ; HT1; QNC; HOM; BTS và BCC chiếm tỷ lệ 33,3% được thể hiện qua hình 2.4. Có thể thấy quy mô vốn kinh doanh của các DNSX xi măng niêm yết tương đối đa dạng.

Hình 2.4: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo quy mô vốn kinh doanh

Xét theo tiêu thức thời gian niêm yết trên TTCK gồm: DN có thời gian niêm yết dưới 5 năm: 03 DN là CLH; CQT và X18 chiếm tỷ lệ 16,7%, DN có thời gian niêm yết từ 5 năm đến dưới 10 năm: 03 DN là PTE; YBC; và VCX chiếm tỷ lệ 16,7%, DN có thời gian niêm yết từ 10 năm trở lên: 12 DN là LCC; CCM; SDY; SCJ; HVX; HT1; TBX; QNC; TXM; HOM; BTS và BCC chiếm tỷ lệ 66,6% được

thể hiện qua hình 2.5. Có thể thấy hầu hết các DN có thời gian niêm yết khá lâu trên TTCK để có thể đón đầu nhiều cơ hội kinh doanh.

Hình 2.5: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo thời gian niêm yết

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Xét theo tiêu thức tính chất sở hữu gồm: 08 DN thuộc sở hữu Nhà nước là CLH; CQT; BTS; BCC; HOM; HT1; HVX và TXM chiếm tỷ lệ 44,4%, 10 DN

không thuộc sở hữu của Nhà nước là QNC; TBX; SCJ; PTE; SDY; YBC; CCM; LCC; VCX và X18 chiếm tỷ lệ 55,6% được thể hiện qua hình 2.6.

Hình 2.6: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo tính chất sở hữu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 50 - 53)

w