Phương pháp phântích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 38 - 42)

8. Kết cấu của luận án

1.2.3. Phương pháp phântích

Phân tích HQKD là một nội dung rất quan trọng của phân tích kinh doanh nói chung. Có rất nhiều các phương pháp phân tích khác nhau, tuy nhiên để có thể nắm được một cách đầy đủ thực trạng phân tích HQKD thì các nhà phân tích thường sử dụng những phương pháp mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật (còn gọi là các công cụ và kỹ thuật phân tích) chủ yếu sau đây:

-Phương pháp chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu:

Quá trình phân tích để đem lại kết quả chính xác thì chỉ tiêu phân tích cần phải được mổ xẻ theo nhiều hướng khác nhau có thể chi tiết theo thời gian, theo không gian hay theo bộ phận cấu thành. Chỉ tiêu phân tích càng được chi tiết bao nhiêu càng giúp quá trình phân tích được thấu đáo nhằm hỗ trợ đắc lực cho các quyết định của NQL, NĐT cũng

như các đối tượng quan tâm.

-Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội nhằm mục đích đánh giá kết quả, xác định vị trí, xu hướng và nhịp điệu biến động của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được các nhà phân tích dùng để đối chiếu giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc về mặt định lượng của các chỉ tiêu nghiên cứu. Qua đó, thấy được xu thế, sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các con số tuyệt đối, tương đối. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng. Khi sử dụng phương pháp này cần phải hiểu cặn kẽ và đảm bảo những yêu cầu về gốc so sánh, điều kiện so sánh và các dạng so sánh.

Về gốc so sánh: Nhà phân tích cần lựa chọn gốc so sánh cho phù hợp và gốc so sánh có thể xét theo mặt thời gian và không gian. Nếu gốc so sánh về mặt thời gian thì có thể là tài liệu của năm trước (kỳ trước). Nếu gốc so sánh xét về mặt không gian thì có thể là chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh.

Về điều kiện so sánh: Số liệu của các chỉ tiêu trong quá trình phân tích phải đảm bảo tính thống nhất nghĩa là phải cùng một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, đơn vị đo lường, phạm vi, thời gian và quy mô không gian xác định.

Về dạng so sánh: Phương pháp so sánh được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau có thể so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc so sánh bằng số bình quân

So sánh bằng số tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc.

So sánh bằng số tương đối: Là xác định số % tăng (giảm) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định. Các nhà phân tích sử dụng so sánh bằng số tương đối định gốc để xác định xu hướng phát triển (hay tăng trưởng) của chỉ tiêu phân tích thông qua việc xem xét biến động của trị số của chỉ tiêu theo thời gian so với kỳ gốc cố định và sử dụng biểu đồ để thể hiện kết quả so sánh. Để thấy được tốc độ và nhịp điệu phát triển (hay tăng trưởng) của chỉ tiêu phân tích thì lúc này nhà phân tích sẽ sử dụng so sánh bằng số tương đối liên hoàn bằng cách so sánh liên tục theo thời gian, so sánh trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc liền kề và thể hiện kết quả so sánh qua biểu đồ.

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.

Ngoài ra, các nhà phân tích có thể so sánh theo chiều dọc hoặc so sánh theo chiều ngang.

Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên phương pháp này mới chỉ cho biết trạng thái biến đổi tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu mà chưa biết được bản chất bên trong của quá trình tăng giảm đó. Để giúp các nhà phân tích biết được nguyên nhân của quá trình tăng giảm đó thì cần tiến hành sử dụng thêm các phương pháp phân tích khác. Từ đó mới có thể đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của DN và đưa ra các quyết định quản trị phù hợp.

-Phương pháp loại trừ:

Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

Với phương pháp loại trừ, các DN phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể có thể dùng một trong hai dạng của phương pháp loại trừ là phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lầ n lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Phương pháp số chênh lệch là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhưng khác ở chỗ là lấy chênh lệch của các nhân tố giữa 2 kỳ để xác định mức độ ảnh hưởng.

Phương pháp loại trừ được thực hiện theo 05 bước công việc sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Giữa các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này thể hiện thông qua các phương trình kinh tế dưới dạng tích số, thương số hoặc kết hợp giữa tích số với thương số tùy thuộc vào nội dung chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

Để phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích phải lần lượt thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích của từng nhân tố. Mỗi lần chỉ thay thế trị số của một nhân tố. Do vậy, có bao nhiêu nhân tố ả nh hưởng sẽ phải thay thế bấy nhiêu lần. Những nhân tố nào đã thay thế trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích sẽ được giữ nguyên trị số đã thay thế cho đến bước thay thế cuối cùng.

Bước 5: Tổng hợp kết quả tính toán, rút ra nhận xét, kiến nghị.

Sau khi đã xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà phân tích tiến hành tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tác động tăng, giảm đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Trên cơsở đó, sẽ nêu lên nhận xét, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đồng thời chỉ rõ tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác, cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao HQKD trong kỳ tới.

Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch được khái quát qua mô hình sau:

Giả sử Q là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d. Các nhân tố này có quan hệ tích số với Q và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lượng tiến dần sang nhân tố chất lượng. Mối quan hệ giữa Q và các nhân tố được thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a x b x c x d

Q0 được ký hiệu là giá trị của nhân tố ở kỳ gốc và Q1 giá trị của nhân tố ở kỳ phân tích. Khi đó: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 Q1

= a1 x b1 x c1 x d1

∆Q là mức chênh lệch về số tuyệt đối giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q thì ∆Q = Q1 - Q0.

Gọi ∆a, ∆b, ∆c, ∆d lần lượt là mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến dự biến động về giá trị giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, ta có:

∆Q = Q1 - Q0 = ∆a + ∆b + ∆c + ∆d

Theo phương pháp thay thế liên hoàn, mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q lần lượt được xác định như sau:

∆a = a1 x b0 x c0 x d0 - a0 x b0 x c0 x d0 ∆b = a1 x b1 x c0 x d0 - a1 x b0 x c0 x d0 ∆c = a1 x b1 x c1 x d0 - a1 x b1 x c0 x d0 ∆d = a1 x b1 x c1 x d1 - a1 x b1 x c1 x d0

Theo phương pháp số chênh lệch, mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q lần lượt được xác định như sau:

∆a = (a1 - a0) x b0 x c0 x d0 ∆b = a1 x (b1 - b0) x c0 x d0 ∆c = a1 x b1 x (c1 - c0) x d0 ∆d = a1 x b1 x c1 x (d1 - d0)

Phương pháp loại trừ có ưu điểm sử dụng đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Do đó, phản ánh được nội dung bên trong hiện tượng kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải giả định nhân tố khác không đổi. Điều này chưa phù hợp với thực tế vì có nhiều trường hợp khi nhân tố này thay đổi các nhân tố khác cũng thay đổi. Bên cạnh đó, phương pháp loại trừ phân tích đối tượng nghiên cứu ở trạng thái tĩnh, trong khi đó các hiện tượng kinh tế luôn biến động.

-Phương pháp liên hệ cân đối:

Quá trình hoạt động kinh doanh của DN luôn tồn tại nhiều mối quan hệ cân đối vốn có như trong bảng cân đối kế toán tồn tại chắc chắn mối quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, cân đối giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng với số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm,…. Chính những mối quan hệ cân đối này hỗ trợ các nhà phân tích xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp biểu đồ (còn gọi là phương pháp đồ thị) sử dụng để phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể . Phương pháp này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin bằng trực quan một cách nhanh chóng và thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ đọc, dễ nhớ.

-Phương pháp Dupont:

Đây được coi là một phương pháp tương đối hay và phức tạp hơn một số phương pháp khác bởi lẽ thông qua sử dụng phương pháp này các nhà phân tích sẽ biết được ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích để có biện pháp cải thiện những nhân tố làm ảnh hưởng xấu đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp Dupont thường được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của DN dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Theo đó, các nhà phân tích sẽ biến đổi chỉ tiêu phân tích thành một hàm số của hàng loạt các biến số rồi tiến hành xác địnhmức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Ví dụ có thể biến đổi chỉ tiêu khả năng sinh lợi của VCSH (ROE) theo phương pháp Dupont như sau:

Khả năng sinh lợi

của VCSH (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế (1.1)

Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân

ROE = ROS x TAT x AFL (1.2)

Trong đó: ROS là khả năng sinh lợi của doanh thu

TAT là số vòng quay (số lần luân chuyển) của tài sản AFL là đòn bẩy tài chính bình quân

Sau khi biến đổi công thức gốc ban đầu (1.1) thành công thức (1.2) các nhà phân tích sẽ biết được ROE chịu tác động bởi ba yếu tố bao gồm khả năng sinh lợi của doanh thu, số vòng quay của tài sản và đòn bẩy tài chính bình quân. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh lợi của VCSH, từ đó nâng cao HQKD của DN thì các NQL có thể áp dụng một số các biện pháp để tăng ROS, TAT, AFL.

Muốn tăng ROS thì DN phải tìm cách tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh số lượng hàng tiêu thụ để tăng doanh thu kết hợp với việc giảm chi phí. Đồng thời, DN cũng cần xây dựng thương hiệu và chiến lược kinh doanh.

Để tăng TAT tức là tăng khả năng tạo doanh thu thuần trên một đồng tài sản, muốn vậy DN phải tăng doanh thu tiêu thụ đồng thời cần xem xét cơ cấu đầu tư, trang bị và sử dụng tài sản.

Để tăng đòn bẩy tài chính bình quân (AFL) chính là việc gia tăng nợ phải trả, điều này DN cần phải căn cứ vào tình hình kinh doanh để sử dụng nợ vay cho phù hợp.

-Phương pháp ma trận SWOT:

Đây là một phương pháp nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của DN và rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ một DN nào. Phương pháp này là kết quả nghiên cứu dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kếhoạch của các công ty đó. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một DN và được viết tắt bởi 4 chữ cái cụ thể: S - Strength (điểm mạnh); W - Weaknesses (điểm yếu); O - Opportunities (cơ hội) và T - Threats (thách thức hay nguy cơ). SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm hai hàng và hai cột được chia làm bốn phần.

Phương pháp phân tích này phù hợp cho những DN làm việc và phân tích theo nhóm trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đổi thủ cạnh tranh, …. DN muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạ ch định chiến lược kinh doanh của DN.

-Phương pháp dự báo:

phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai nhưng thường sử dụng các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp phân tích hồi quy: Là một phương pháp toán được sử dụng chủ yếu để ước lượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữ liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Trong các hoạt động kinh tế phát sinh trong DN thì một chỉ tiêu thường chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, phương pháp hồi quy đa biến được các nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng trong phân tích và được dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập (một chỉ tiêu kết quả với nhiều chỉ tiêu nguyên nhân).

+ Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng: Là phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế sau đó sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo kết quả kinh tế trong tương lai. Thông thường các nhà nghiên cứu thường lựa chọn các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi như ROA, ROE và ROS để thiết lập phương trình trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w